Tìm kiếm: đình-chùa
Một khối thiên thạch được cho là có nguồn gốc từ mặt trăng rơi xuống trái đất đã được bán với giá hơn 600.000 USD tại Mỹ. Và một doanh nghiệp của Việt Nam đã trúng đấu giá khối đá mặt trăng này để mang về nước cúng chùa.
Sau khi hàng loạt những vụ ăn trộm gỗ sưa xảy ra, hàng trăm đối tượng đã bị khởi tố thì gỗ sưa càng trở nên khan hiếm. Giới chuyên săn loại gỗ được ví như vàng mười này đã chuyển hướng mua các ngôi nhà cũ được làm bằng gỗ sưa.
UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra lần thứ 2 sự việc phá rừng làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Thần Sa.
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên kết luận, việc làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Bản Ná (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai) nằm trên đất rừng đặc dụng.
Trong khu vực nội thành Hà Nội, những ngôi mộ cổ này hiện lên như khoảng lặng giữa lòng các khu dân cư sầm uất.
Để có tiền, Trung và Hoàn thường xuyên rủ nhau đột nhập vào các chùa, đình, đền… trên địa bàn Hà Nội và cả tỉnh ngoài để trộm tiền công đức.
Theo Luật Di sản văn hoá, hơn mười năm qua thị trường cổ vật Việt Nam được công khai hoạt động. Cổ vật được chính thức nhìn nhận dưới góc độ một loại tài sản, hàng hoá đặc biệt không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học mà còn có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ sở hữu. Dẫu vậy trên thực tế Việt Nam vẫn chưa có tổ chức giám định cổ vật ở thị trường này, nên vẫn còn nhiều cái khó trong việc xác định rõ nguồn gốc các cổ vật.
Đã hơn 1 tháng nay, người dân thôn Vĩnh An, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên rất bức xúc trước việc ngôi chùa cổ An Tháp hơn 300 năm bỗng dưng bị một số người tự ý phá dỡ để xây mới, trong khi chưa xin phép các cấp có thẩm quyền
Tuy có vẻ đã hơi muộn khi phố phường Hà Nội tan hoang bởi hàng loạt cây xanh trăm tuổi bị lật tận gốc, dư luận mới lên tiếng. Lãnh đạo thành phố Hà Nội chiều qua đã phát đi thông điệp dừng phá hủy lá phổi của thành phố khiến nhiều người thở phào. Nhưng những hố cây nham nhở còn để lại trong lòng những ai yêu Hà Nội bao điều đáng nói. Nói để những người Hà Nội hôm nay không phải đợi trăm năm sau mới có được hàng cây cổ thụ vừa bị đốn hạ
Do thu phí vô tội vạ và không trình được giấy phép hoạt động… khi đoàn kiểm tra liên ngành xuất hiện, một số chủ điểm trông xe tại các đình chùa, lễ hội đầu năm tại Hà Nội đã bỏ chạy. Sau hơn 1 tuần kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành Hà Nội đã xóa nhiều điểm trông xe “chặt chém”.
Do thu phí vô tội vạ và không trình được giấy phép hoạt động… khi đoàn kiểm tra liên ngành xuất hiện, một số chủ điểm trông xe tại các đình chùa, lễ hội đầu năm tại Hà Nội đã bỏ chạy. Sau hơn 1 tuần kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành Hà Nội đã xóa nhiều điểm trông xe “chặt chém”.
Những chén rượu thề không tham nhũng trong lễ hội Minh thệ (thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, H.Kiến Thụy, TP.Hải Phòng) chỉ được trao cho các bồi lễ và 12 lão niên của làng.
Theo quan niệm dân gian, cứ vào mùng 10 hàng năm mọi người sẽ cúng Thần tài bởi đây là ngày đẹp nhất và mang lại nhiều may mắn nhất, đặc biệt là với những người làm kinh doanh.
Lợn là loài ăn tạp, gì cũng xơi song hôm mùng 6 âm lịch vừa rồi, lần đầu tiên tôi chứng kiến lợn được người đút từng miếng bánh chưng, giò lụa, tu nước đóng trong chai, trong khi chuẩn bị bước vào lễ rước quanh làng Ném Thượng. Ưu ái quá! Chết đến nơi, mà chết thảm, vẫn được dân chúng “mừng tuổi” (ném tiền vào cái hộp phía trên đầu trên cổ lợn- thực chất hành động này là một kiểu công đức cho người hành lễ).
Trao đổi với PV về chủ trương dẹp nạn “loạn chữ” trong đình chùa, di tích, PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cho rằng đây là việc cần làm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo