Shake Shack: Nhân viên cũng là thượng đế!
Cửa hàng đồ ăn nhanh đầu tiên của Shake Shack được mở năm 2004 tại New York. Sau 9 năm phát triển, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Shake Shack hiện có 21 cửa hàng tại Mỹ và 13 cửa hàng tại nước ngoài như Trung Đông, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ.
Một trong những bí quyết thành công của Shake Shack là làm hài lòng nhân viên của mình.
Hiện nay, mức lương trung bình của một lao động làm trong một chuỗi đồ ăn nhanh ở Mỹ là 9 USD/giờ. Mức lương ở các cửa hàng thức ăn nhanh thường thấp một phần là vì thị trường việc làm hiện nay không ổn định, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống với tốc độ tạo việc làm mới nhanh hơn các lĩnh vực khác rất nhiều.
Trong khi đó, mức lương khởi điểm của một nhân viên tại các cửa hàng Shake Shack tại New York là 10 USD/giờ, ngoài thành phố New York là 9,5 USD/giờ. Bên cạnh đó, nhân viên toàn thời gian cũng được hưởng các lợi ích về sức khỏe, hưu trí, và các phúc lợi xã hội khác trong quá trình làm việc.
Vậy đâu là lý do Shake Shack lại trả mức lương cao như vậy cho nhân viên?
Randy Garutti, giám đốc điều hành của Shake Shack, chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy rất tự hào về những nỗ lực của các nhân viên và tin rằng mức lương này là phần thưởng xứng đáng cho công sức của họ”.
Đối với công ty, việc trả lương cao cho nhân viên là một chiến lược đầu tư thông minh. Garutti tin rằng mức lương cao hơn sẽ thu hút được những lao động giỏi và có thể đào tạo họ trở thành quản lý cho công ty. Ông cũng khẳng định: “Chúng tôi cam kết mang lại cơ hội cho nhân viên để gắn kết sự nghiệp lâu dài của họ cùng Shake Shack”.
Việc thăng cấp cho nhân viên trong công ty không phải là truyền thống phổ biến trong các công ty bán đồ ăn nhanh, nhưng một số công ty như Chipotle đã chứng minh được tính hiệu quả của chiến thuật này.
Bản thân Shake Shack không cấp quyền kinh doanh. Điểm này khác biệt với nhiều công ty bán đồ ăn nhanh khác, thường giữ mức lương của nhân viên thấp với lý do là những nhà hàng hoạt động dựa trên nhượng quyền kinh doanh thường thu về lợi nhuận thấp.
Ngoài ra, từ việc lựa chọn địa điểm cho nhà hàng mới, tới việc tuyển dụng và phát triển nhân viên, hay cách trang trí ở mỗi địa điểm sao cho độc đáo đều lấy giá trị thương hiệu làm kim chỉ nam.
Việc tập trung vào thương hiệu cũng khiến công ty đưa ra những quyết định mạo hiểm. Ví dụ, năm ngoái, Shake Shack đã quyết định thay thế món khoai tây chiên Pháp đông lạnh bằng khoai tây tươi.
Mặc dù Garutti biết rằng một số khách hàng sẽ phàn nàn về việc thay đổi, nhưng ông biết rằng loại đồ ăn mới này sẽ tươi hơn, có chất lượng cao và hương vị ngon hơn loại cũ. Sau khi nhận ra những lợi ích này, lượng khách hàng đến với Shake Shack ngày càng đông hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo