Văn hóa

"Sốc" với nghi thức trưởng thành của gái trinh Yanomami

Yanomami là bộ tộc có những tập tục hết sức kỳ dị. Một thiếu nữ dậy thì ở đây sẽ phải trải qua nghi thức trưởng thành vô cùng khắc nghiệt.

Theo trang Dailymail, cuộc sống hằng ngày của bộ tộc Yanomami (ở Nam Mỹ) hầu như không khác mấy so với thời nguyên thủy.

Họ vẫn sống hoang dã và du mục, hằng ngày đi thu thập hoa quả, rau củ, săn bắt thú rừng và cá để làm thức ăn. Trong suy nghĩ của họ dường như chưa hề có sự hiện diện của thế giới văn minh.

Bộ tộc Yanomami.

Yanomami được xếp vào danh sách những bộ tộc có nhiều tập tục kỳ dị nhất trên thế giới. Đặc biệt, những cô gái đến tuổi dậy thì của bộ tộc người da đỏ này phải trải qua một nghi thức vô cùng khắc nghiệt được gọi là nghi thức trưởng thành.

Thiếu nữ dậy thì bị nhốt vào lồng, bỏ đói

Những thiếu nữ của bộ tộc Yanomami bắt đầu bước vào tuổi dậy thì từ 10-12 tuổi. Khi đến tuổi này, họ phải trải qua nghi thức đầu tiên trong cuộc đời một cô gái để chứng minh cô đã trưởng thành.

Các cô gái này bị nhốt vào trong một cái lồng nhỏ. Họ bị giam hãm như vậy trong vòng 1 tháng. Nhưng điều đáng nói là trong suốt 1 tuần đầu của tháng đó, những cô gái này sẽ không được cho ăn bất cứ thứ gì.

Các cô gái phải chịu đau đớn với nghi lễ trưởng thành.

Các cô gái dậy thì phải vượt qua thử thách này mới được coi là đã trưởng thành.

 

Sau khi đã trải qua nghi thức này, những thiếu nữ Yanomami sẽ được người thân của họ trả lại sự tự do. Đồng thời họ sẽ được vẽ lên cơ thể và được đưa đi giới thiệu với các già làng như một người phụ nữ trưởng thành.

Theo quan niệm của người Yanomami, nếu những cô gái bỏ qua nghi thức này thì cả làng sẽ bị nhấn chìm trong một cơn lũ.

Mặc dù nghi thức để trưởng thành của cô gái Yanomami phức tạp như vậy, nhưng nghi thức kết hôn và ly hôn lại rất đơn giản.

Một người đàn ông thích một cô gái, họ chỉ cần đến nhà cô gái, sống và làm việc cho gia đình họ. Sau đó nếu được chấp nhận thì hai người sẽ sống chung với nhau.

Nếu như muốn ly dị, người phụ nữ chỉ cần tìm một người đàn ông khác mà mình thích và ngủ lại bên cạnh anh ta. Nếu người chồng muốn giành lại vợ, anh ta sẽ phải chiến đấu với người chồng mới, nhưng không được phép đánh nhau đến chết.

 

Lấy tro cốt của người chết làm thức ăn

Ngoài nghi thức trưởng thành kỳ dị, tộc người Yanomami còn có hủ tục ăn tro cốt của người chết. Họ tin rằng sau khi chết đi linh hồn vẫn còn tại. Muốn giữ linh hồn của người đã mất ở lại, họ phải ăn tro cốt của người đó để thân xác người chết được hòa quyện vào thân xác người còn sống.

Người Yanomami lấy tro cốt của người chết làm thức ăn.

Sau khi hỏa táng xong, tro cốt của người quá cố sẽ được đựng trong quả bầu khô, bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà.

Khoảng một năm sau, vào ngày giỗ của người mất, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra để trộn vào thức ăn. Khi ăn những món này, họ tin rằng linh hồn người chết sẽ luôn ở bên cạnh họ.

Ở trần, làm đẹp bằng đũa tre

 

Đây là tập tục kỳ dị không kém so với tục ăn tro cốt người đã khuất. Đến nay, cả đàn ông và phụ nữ của bộ tộc này vẫn ăn mặc theo truyền thống, đó là ở trần và chỉ che phần cơ thể nhạy cảm bằng một mảnh vải nhỏ màu đỏ.

Đặc biệt để làm đẹp, trên cơ thể của họ được trang trí bằng những hình vẽ kỳ dị màu đen đỏ và cài thêm những chiếc lông trên đầu.

Các cô gái Yanomami trong nghi lễ trưởng thành.

Trong những dịp lễ quan trọng, người Yanomami sẽ dùng những chiếc đũa tre hay que tre xiên qua mũi, cằm hoặc má để tăng thêm sự thu hút và hấp dẫn.

Bên cạnh những tập tục kì lạ này, người Yanomami còn tồn tại nhiều những hủ tục khác như nhét tro cốt người chết vào ống nứa rồi một người thổi một người hít thật sâu vào trong mũi...

Mặc dù, đây được coi là hủ tục đối với thế giới hiện đại bên ngoài, nhưng người trong bộ tộc Yanomami vẫn luôn duy trì nghi thức được cho là thiêng liêng này.

 

Yanomami được biết đến là một bộ tộc sống tương đối cô lập ở Nam Mỹ, hầu như người Yanomami không có bất cứ liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Họ sống sâu trong các rừng nhiệt đới Amazon ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela.

Bộ tộc Yanomami được phát hiện vào năm 1929. Hiện tại, số thành viên của bộ tộc này vào khoảng 35.000 người. Họ sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau tùy từng huyết thống gia đình, như ngôn ngữ Yanoma, Sanuma, Ninam và Yanam.

Nên đọc
Theo Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo