Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tác hại từ khói thuốc và người hút thuốc thụ động

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm, thế giới có khoảng 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động, trong đó 64% số ca tử vong là nữ giới. Tại Việt Nam, có tới 70% trẻ dưới 5 tuổi bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.

Hút thuốc thụ động và tác hại từ khói thuốc đến đâu?

Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Theo WHO, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà những người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc và đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc.

Phòng nghiên cứu dòng sản phẩm không khói thuốc lá tại Nhà máy PMI tại Thụy Sĩ.

Vậy khói thuốc độc hại do đâu? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, quá trình đốt cháy điếu thuốc lá được diễn ra ở nhiệt độ cao (từ 600 - 900 độ C) dẫn đến sự đốt cháy hoàn toàn lá thuốc, bao gồm cả đốt cháy các hợp chất dễ bay hơi và đốt cháy tạp chất từ than, tạo ra làn khói thuốc. Các nhà nghiên cứu ước tính khói thuốc lá có chứa 7,357 hợp chất hóa học thuộc nhiều loại khác nhau. Mặc dù, trong khói thuốc lá có nicotine là chất gây nghiện, khiến người hút khó bỏ được thuốc lá, thì khoảng 60 loại hóa chất sinh ra từ quá trình đốt cháy mới chính là tác nhân độc hại và gây ung thư, chứ không phải nicotine, như asen (thạch tín, chất độc), benzen (chất gây ung thư mạnh, có trong khói dầu khí, thuốc trừ sâu), ammonia (có trong thuốc kích thích tăng trưởng, sản phẩm tẩy rửa), dioxine (sinh ung thư), formaldehyde (dùng trong ướp xác, gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc)…

Xu hướng vì một thế giới không khói thuốc

Xu hướng vì một thế giới không khói thuốc lá đang phát triển một cách mạnh mẽ trên thế giới. Ngay cả các tập đoàn thuốc lá hàng đầu thế giới cũng đã và đang tiếp tục đầu tư vào việc nghiên cứu các dòng sản phẩm không khói thuốc lá nhằm giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng thuốc lá và đặc biệt là người hút thuốc thụ động.

Trong suốt một thập niên vừa qua, Tập đoàn đa quốc gia Philip Morris International (PMI) đã đầu tư hơn 4,5 tỉ USD để thu hút hơn 430 nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành thuốc lá trên thế giới để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm không khói. Kết quả các nghiên cứu này là iQOS - sản phẩm giảm thiểu rủi ro cho người hút, hoạt động trên cơ chế sử dụng một thiết bị điện tử hun nóng thuốc lá đặc chế (gọi là HEETS hay HeatSticks) để luôn ở nhiệt độ 350 độ C nhằm sản sinh ra một lượng hơi nước mang nicotine cho người sử dụng nên không có quá trình đốt cháy, không tạo ra lửa, không có tàn thuốc và không có khói.

Thời gian gần đây, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ cũng đang thẩm định một vài thương hiệu của dòng sản phẩm không khói thuốc lá thông qua các phiên điều trần công khai để xem xét việc cấp phép cho thương mại hóa các sản phẩm này trên nước Mỹ. Hiện trên thế giới, đã có gần 40 quốc gia cho phép thương mại hóa dòng sản phẩm không khói thuốc lá này. Đây là một phần quan trọng để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của những người không hút thuốc lá, giúp giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc.

 

Trong một cuộc kiểm định các bằng chứng về thuốc lá điện tử được thực hiện bởi một đơn vị trực thuộc Chính phủ Anh mang tên Tổ chức Y tế Công cộng Anh (Public Health England), các chuyên gia cho rằng, thuốc lá điện tử có thể đã và đang giúp khoảng 20.000 người Anh bỏ thuốc lá mỗi năm và có khi còn nhiều hơn nữa.

Kết quả kiểm định mới đã củng cố quan điểm rằng vaping chỉ mang một phần rủi ro nhỏ so với hút thuốc lá truyền thống, với ít nhất 95% ít độc hại hơn, và rủi ro không đáng kể đến những người xung quanh”, ông John Newton, Giáo sư và Giám đốc về cải thiện sức khỏe thuộc Tổ chức Y tế Công cộng Anh (PHE).

Bộ Y tế phát động ngày thế giới không hút thuốc lá.

Tại Việt Nam, với mục tiêu giảm tiêu thụ thuốc lá, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật và tổn thất về kinh tế, luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá được áp dụng theo lộ trình: Từ 1/1/2016 đến 31/12/2018 là 70%; từ ngày 1/1/2019 sẽ là 75%. Cũng như hàng năm hưởng ứng ngày thế giới không hút thuốc lá (31/5) đã được Bộ Y tế phát động rộng rãi đến khắp các tỉnh thành.

Hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc lá (31/5), mới Đây, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai Hội nghị thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2018. Theo ông Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (Sở Y tế TP.HCM), trong năm 2018, các quận, huyện thuộc địa bàn TP.HCM sẽ chi hơn 2,3 tỉ đồng để phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.

Mục tiêu trong năm 2018 là 100% quận, huyện tự tổ chức giám sát kiểm tra quy định phòng chống tác hại thuốc lá trong nội bộ và địa phương. Để người dân trong cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá, người dân trong cộng đồng hiểu biết về các bệnh do hút thuốc lá gây ra và người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá.

 

Nên đọc
H. Minh (Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo