Tìm kiếm: Lễ-hội-mừng-lúa-mới

Dưới mái nhà chung là dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm Bru-Vân Kiều, Pa Cô/Tà Ôi, Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong và các dân tộc anh em khác ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú.
Gắn bảo tồn với phát triển du lịch là một trong những giải hiệu quả để di sản văn hóa được phát huy giá trị. Ở vùng Đông Nam Bộ, trên cơ sở nền tảng các di tích, di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc gắn với lịch sử hình thành và phát triển vùng, nhiều sản phẩm du lịch đã được hình thành, đưa vào phục vụ du khách.
DNVN – Tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, nhưng một thời gian dài bị bỏ ngỏ. Giờ đây, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đang muốn đánh thức “nàng công chúa” bản địa còn say giấc, để nơi đây trở thành điểm trung chuyển, kết nối tuyến du lịch Đà Lạt – Tây Nguyên, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Trong thời gian vừa qua, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước đã có nhiều giải pháp để âm vang cồng chiêng vang vọng mãi các thế hệ sau. Nhờ vậy, nét văn hóa độc đáo này tưởng như đã mai một dần, hiện đang được các nghệ nhân, già làng ở một số thôn, ấp âm thầm “giữ lửa”.
Hàng năm, tại các buôn làng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hóa như lễ hội, lế tế trời đất… trong đó nổi bật nhất là Lễ mừng lúa mới. Với nhiều hoạt động cộng đồng đặc sắc, lễ hội là dịp để bà con tạ ơn trời đất, cầu cho một vụ mùa bội thu, lúa ngô đầy kho, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

End of content

Không có tin nào tiếp theo