Tìm kiếm: Mô-hình-trồng-táo
Trồng táo trong nhà lưới không những giúp bà con nông dân giảm tác hại sâu bệnh, công chăm sóc và giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), mà còn góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mô hình đã và đang được nông dân ở nhiều địa phương áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bước chuyển từ trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng táo đang mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho người dân xã Khánh Hội (U Minh, Bến Tre). Sắp tới, địa phương sẽ tiếp tục đầu tư, hỗ trợ phát triển mô hình theo hướng an toàn, đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ), hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân.
Nhằm ngăn chặn côn trùng gây hại, đặc biệt tình trạng ruồi vàng xâm nhập đục quả, nhiều nông hộ ở Ninh Thuận đang đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật bao lưới vườn táo để bảo vệ mùa màng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Mật, ngụ ấp Long Hậu, xã Phú Long, huyện Phú Tân (An Giang) trồng 120 cây táo trong vườn mà cây nào cây nấy trái sai từ gốc lên ngọn. Ai vào vườn táo nhà ông Mật thời điểm hái trái này đều mê.Bình quân 2ngày ông Mật hái 40kg táo bán với giá 16.000-20.000 đồng/kg.
Để cung cấp thức ăn cho đàn dê, hàng ngày ông Võ Văn Nhu đã tận dụng lá của cây táo. Ở chiều ngược lại, ông lấy phân dê bón vườn táo. Nhờ vậy, mỗi năm, ông Nhu tiết kiệm được 50% chi phí phân bón và táo bón phân dê cho trái to, đẹp, ăn ngọt, giòn.
Mô hình trồng táo hồng trong nhà lưới của ông Phạm Văn Út tuy mới áp dụng nhưng bước đầu đem lại kết quả khả quan, lợi nhuận cao gấp 4 lần so với cách trồng truyền thống.
Với diện tích hơn 1.000 ha, cây táo đang trở thành cây làm giàu của người dân ở nhiều địa phương tại Ninh Thuận. Mới đây, ngành nông nghiệp tỉnh đã thực hiện quy hoạch phát triển ngành nông - lâm - thủy sản của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020. Theo đó, cây táo được xác định là một trong 8 loại cây trồng chính của tỉnh, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần làm thay đổi đời sống nông dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo