Tìm kiếm: chế-biến-hồ-tiêu
Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam tổ chức tổng kết Dự án "Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam".
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang được áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi.
Bộ Công Thương nhận định, trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.
Từ đầu năm đến nay, trong khi xuất khẩu (XK) hồ tiêu ghi nhận giảm mạnh ở hầu khắp thị trường thì lại có những tín hiệu khả quan tại EU. Nhưng muốn tận dụng được cơ hội thúc đẩy XK vào khối EU cũng như các thị trường khác, ngành hồ tiêu cần thay đổi mạnh mẽ, vượt rào cản phi thuế quan.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, tháng 8/2019, cả nước xuất khẩu 20 nghìn tấn hạt tiêu, đem về 50 triệu USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu đạt 220 nghìn tấn với 561 triệu USD, tăng 27,4% về lượng nhưng giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 42 được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-30/10, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu thế giới suốt 14 năm liền. Ngành hàng hồ tiêu Việt Nam đã có những bước tiến dài trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia và tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn ở nhiều vùng khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo