Tìm kiếm: công-tác-dân-tộc

DNVN - Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Đà Lạt lần thứ 4 năm 2024, cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
DNVN - Theo ông Trương Bá Trạng - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL An Giang, ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2022 được chọn là một trong những hoạt động hướng tới Kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh An Giang; là cơ hội để An Giang quảng bá hình ảnh của mình đối với du khách trong và ngoài tỉnh.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, sáng 21/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra tại Hà Nội sáng 20/10, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Dưới đây là toàn văn nội dung Báo cáo.
Ưu tiên đầu tư, huy động tổng hợp các nguồn lực hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; trong đó, ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có tiềm năng phục vụ phát triển du lịch, có nguy cơ mai một.
DNVN - Dự án tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật để thông qua các hợp tác xã do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ ứng dụng sàn thương mại điện tử, tiếp thị điện tử và thanh toán điện tử, và lợi thế của các sản phẩm hữu cơ và truyền thống của địa phương để mở rộng kinh doanh trong giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19.
Nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, miền núi lâu nay vẫn được đánh giá là có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo. Việc tìm cách đưa nhân lực trở lên chất lượng hơn, để có thể tận dụng thế mạnh, tiềm năng của khu vực này luôn được sự quan tâm của toàn xã hội.

End of content

Không có tin nào tiếp theo