Tìm kiếm: cảnh-sát-truy-nã-tội-phạm

Lý lịch và quá khứ vượt ngục của Triệu Quân Sự khiến cơ quan chức đặt ra nhiều nghi ngại. Trong khi, Sự là người dân tộc, từ nhỏ quen sống ở núi rừng, lại từng được huấn luyện trong quân đội, nhiều khả năng tội phạm đặc biệt nguy hiểm này có thể lẩn trốn và sống lâu ngày trong rừng Hải Vân có nhiều hoa quả và khe suối.
Sau khi nổ 4 phát súng vào người ông Phạm Văn Tám (ngụ thôn Nghĩa Tiến, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) để giải quyết mâu thuẫn, Nguyễn Văn Phương (ngụ cùng thôn) đã “nam tiến” vào TP.HCM. Đến ngày 2/7, đối tượng này bị bắt sau hơn 10 ngày gây án.
Các trinh sát phát hiện trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội có một người phụ nữ trung tuổi làm nghề giúp việc có đặc điểm giống với đối tượng truy nã tên Phạm Thị Tú. Quá trình xác minh, tổ công tác Phòng 3, Cục Cảnh sát TNTP, Cảnh sát TNTP Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp với Công an phường Phú Thượng (Hà Nội) xác minh và xác định đó chính là đối tượng trốn nã Phạm Thị Tú.
Ngày 4/11/1991, trong phiên họp đầu tiên của Kỳ họp Đại Hội đồng Interpol lần thứ 60 tại thành phố Penta De Este, Urugoay, Đại Hội đồng Interpol đã chính thức thông qua đơn xin gia nhập Tổ chức của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Việt Nam với đa số phiếu tán thành. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức Interpol mở ra một cơ chế hợp tác đa phương về thực thi pháp luật trên phạm vi rộng nhất từ trước đến nay.
Ngày 4/11/1991, trong phiên họp đầu tiên của Kỳ họp Đại Hội đồng Interpol lần thứ 60 tại thành phố Penta De Este, Urugoay, Đại Hội đồng Interpol đã chính thức thông qua đơn xin gia nhập Tổ chức của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Việt Nam với đa số phiếu tán thành. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức Interpol mở ra một cơ chế hợp tác đa phương về thực thi pháp luật trên phạm vi rộng nhất từ trước đến nay.

End of content

Không có tin nào tiếp theo