Tìm kiếm: nuôi-bò-nhốt-chuồng
Từ lâu, nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng đã trở thành sinh kế của nông dân ở xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông, Đắk Lắk).
Trở về tay trắng sau một thời lầm lỡ, vợ chồng ông Lường Văn Tiếng và bà Lò Thị Phương, người dân tộc Thái, bản Sài Lương (xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã rứt bỏ qúa khứ lỗi lầm, làm lại cuộc đời. Ít ai nghĩ rằng sau hoàn lương vợ chồng ông đã trở thành tấm gương vượt khó, làm kinh tế giỏi, được bà con dân bản học theo.
Sau khi xuất ngũ, cựu chiến binh Nguyễn Văn Cuốc, bản Quyết Tiến, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại tổng hợp trồng xoài tượng da xanh "khổng lồ" và nuôi bò sinh sản. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, giờ mỗi năm ông Cuốc có tiền cục, thu mỗi năm cả trăm triệu đồng.
Trên vùng đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, quanh năm khô cằn nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, anh Lò Văn Khuyên, người dân tộc Thái, ở bản Nà Nong (xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất nghèo khó này trở thành vùng đất tươi xanh, đẻ ra tiền.
Nhờ trồng cỏ voi, nuôi bò nhốt chuồng, mỗi năm “đều như vắt chanh” anh Lò Văn Quý, dân tộc Thái, bản Lè B (xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập 200 triệu đồng/năm. Bà con trong bản nói vui: Nhờ nuôi con ăn cỏ, uống nước lã mà anh Quý thu lãi trên trăm triệu đồng mỗi năm.
Bà Phan Thị Khánh sinh sống ở bản Yên Hưng (xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) nuôi đàn bò cóc (giống bò địa phương) hàng chục con, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi tháng có 10 triệu đồng-một khoản thu nhập không hề nhỏ ở vùng cao miền núi.
Đến nay, tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận và triển khai thực hiện 87 dự án bằng nguồn vốn ODA, với tổng giá trị hơn 160 triệu USD; trong đó có 70 dự án do địa phương trực tiếp quản lý (gần 77 triệu USD) và 17 dự án do Trung ương quản lý (hơn 80 triệu USD).
End of content
Không có tin nào tiếp theo