Tìm kiếm: tết-ông-Công

Theo dân gian thì khi cúng ông Công ông Táo phải đặt trong khu bếp, khi cúng nên bật bếp lên để có hơi ấm tỏa ra. Mâm cỗ đề huề thì cả nhà sẽ quanh năm no ấm. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, đây chính là thời khắc ông Táo cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng.
DNVN - Dọn nhà cuối năm đã trở thành việc làm không thể thiếu trong các gia đình mỗi độ Tết đến xuân về. Với quan niệm nhà cửa sạch sẽ để đón tiễn năm cũ và chào đón năm mới tốt lành, may mắn và hạnh phúc. Tuy nhiên, yếu tố phong thủy nhà ở cũng được nhiều người quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của gia chủ trong năm mới.
Sự tích Tết ông Công, ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị Thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, ngày 23 tháng chạp (Âm lịch) là ngày các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa ông Táo về trời.
Chỉ với hai nguyên liệu hết sức đơn giản như - gạo nếp và bột đậu xanh, chị Nguyễn Hồng Sơn (39 tuổi), người nấu xôi Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đã sáng tạo ra những sản phẩm xôi hết sức độc đáo, bắt mắt về Tết - bánh chưng, đào mai, ông Công - ông Táo.

End of content

Không có tin nào tiếp theo