Tìm kiếm: thích-ứng-biến-đổi-khí-hậu
DNVN - “Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II năm 2024, đạt 6 kết quả và thông điệp chính. Những nội dung này sẽ được tập hợp để xây dựng, hoàn thiện báo cáo đệ trình Thủ tướng và lãnh đạo Chính phủ nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững cho khu vực”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa thông tin.
Trường Đại học Trà Vinh vừa nghiên cứu thành công giống dừa sáp bằng công nghệ cấy mô. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về nuôi cấy mô dừa, đặc biệt là dừa sáp, được các chuyên gia Hội đồng nghiệm thu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao.
Siêu bão Yagi - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Bắc, gây ra thiệt hại nghiêm trọng và tác động lớn tới đời sống của người dân, hạ tầng đường sá, sản xuất nông nghiệp, các ngành lĩnh vực kinh tế...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam khoảng 200 nghìn ha. Mặc dù chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng quốc gia (khoảng hơn 14,4 triệu ha) nhưng với diện tích này, Việt Nam đứng nhóm đầu trong các quốc gia có nhiều diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới.
Xác định rừng là thành tố quan trọng trong những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, vì vậy, thời gian qua, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích mô hình thích ứng, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng.
Khu vực Bắc Trung Bộ đang xuất hiện ngày càng nhiều mô hình thích ứng bền vững với thời tiết, biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc tiếp cận phương thức sản xuất mới mang tính bền vững, một số địa phương đã biến những vùng thường xuyên ngập lụt trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Với sự linh hoạt, quyết tâm, nỗ lực của chính quyền các cấp và sự thích ứng, chủ động của người dân, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại Bắc Trung Bộ đạt nhiều kết quả tích cực. Một số địa phương trong khu vực đã xuất hiện những mô hình ứng phó, thích ứng hiệu quả. Điển hình mô hình nhà tránh lũ, nhà văn hóa cộng đồng…
Khu vực Bắc Trung Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, hạn hán, bão, xâm nhập mặn… Dù chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm qua nhưng một số địa phương trong khu vực đã "biến nguy thành cơ", xuất hiện mô hình ứng phó, thích ứng hiệu quả.
EU là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu hải sản chủ lực của Việt Nam. Do đó, tuân thủ IUU và nỗ lực gỡ “thẻ vàng” là điều Việt Nam bắt buộc phải làm.
DNVN - Theo bà Nguyễn Thị Bích Hạnh – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Hoàng Mai, VietinBank đã dành 50.000 tỷ đồng cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo, xử lý nước và rác thải. Trong đó, gói chính sách ưu đãi thúc đẩy tài chính bền vững (GREEN UP 2024) quy mô 5.000 tỷ đồng, áp dụng đến hết 31/12/2024.
Xâm nhập mặn đang diễn ra mạnh và cao hơn trung bình nhiều năm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
DNVN - Trong lĩnh vực công nghệ cao, việc tiếp cận công nghệ sản xuất chip bán dẫn đang được chú trọng nhằm phát triển các công nghệ chủ chốt mà Việt Nam có lợi thế như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật...
Thiếu nước ngọt là điều khiến người dân Đồng bằng sông Cửu Long lo lắng trong thời gian hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài. Chính vì vậy, nhu cầu “giải khát” cho vườn tược, “giải nhiệt” cho người dân đang được đặt lên hàng đầu.
DNVN - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết số vốn tài trợ ở mức kỷ lục hơn 10 tỷ USD giai đoạn 2019 - 2023 nhằm giúp các quốc gia thành viên đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương thích ứng với biến đổi đổi khí hậu.
Ngành nông nghiệp chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo