Tăng giá điện, chưa thuyết phục người tiêu dùng
Từ năm 2007 đến nay, giá điện đã tăng 7 lần và kể từ 16/3/2015 thì đây là lần tăng giá thứ 8. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân hiện tại là 1.622,01 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 7,5% so với giá bán lẻ điện bình quân trước đó là 1.508,85 đồng/kWh.
Nhận định về đợt tăng giá điện trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng : “Lần này tăng biên độ tương đối lớn so với các lần trước. Chính sự tăng cao như vậy đã gây bức xúc cho người tiêu dùng. Bởi lẽ không phải người tiêu dùng không chia sẻ khó khăn với ngành điện mà người tiêu dùng chưa đồng thuận vì sự minh bạch trong hoạt động của EVN.”
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhìn nhận, việc EVN công bố giá điện lên tới 8,5 cent/kWh chưa bằng giá trần của ASEAN (khoảng 9 cent/kWh) là một so sánh khập khiễng. Trong bối cảnh thị trường hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc so sánh giá cả trong nước với thế giới là cần thiết nhưng không phải mọi sản phẩm đều phải đưa ra so sánh
EVN nâng giá điện của thường chỉ dựa vào đầu ra mà không tính toán giá đầu vào. Để giành lợi về phía mình EVN hay so sánh giá của chúng ta so với các nước ở đầu ra mà không so đầu vào nên bất hợp lý. Giá đầu vào của chúng ta so với các nước còn thấp. Lương của Giám đốc EVN không thể bằng khu vực được, năng suất lao động, vấn đề bảo hiểm rủi ro trong quá trình dùng điện chúng ta không có.
“Hiện nay, Singapore giá 21 cent/kWh phải chăng vì họ sử dụng nguyên liệu dầu. Còn chúng ta, 40% thủy điện, chỉ bằng 1/2 giá điện hóa thạch nên chúng ta không nên so sánh mà phải biết chia sẻ, nâng cao năng suất lao động để giá bán điện thấp không những có lợi cho người dân mà còn là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài vào.”
Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính chia sẻ, mức tăng 7,5% giá điện vừa qua là mức thấp nhất. Từ 1/8/2013 đến nay các thông số đầu vào theo báo cáo của EVN đã thay đổi 12,8%, nhưng các cơ quan thẩm quyền chấp nhận 7,5% là thấp nhất trong các phương án và đã tính đến tác động CPI.
Mức độ đưa ra phương án tăng 7,5% phù hợp mặt bằng thị trường và yếu tố thay đổi thị trường các yếu tố đầu vào. Vừa qua, Bộ Công Thương đã kiểm tra, kiểm toán giá điện công khai kết quả này. Đây là bước công khai minh bạch để người tiêu dùng có thể giám sát được.
Ông Tuấn cũng cho rằng, EVN đã đã rất nỗ lực trong việc công khai giá thành cũng như chi tiết các yếu tố cấu thành giá thành sản xuất điện.
Để có được sự đồng thuận của người dân mỗi đợt điện tăng giá, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đưa ra kiến nghị: "Cần có cuộc “đại phẫu thuật”. Phải có các cơ quan tư vấn độc lập đủ chuyên môn mới giải quyết được. Còn như hiện nay, EVN báo cáo, Cục Điều tiết điện lực xem xét, còn cơ quan chức năng Bộ Công Thương phần lớn đứng về nhà sản xuất và đơn vị độc quyền, ít khi về người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cần công tâm. Phải có cuộc kiểm tra tổng thể. Cần có nguồn lực đầy đủ để xem xét chính xác sự việc."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh