Văn hóa

Tháp nghiêng Pisa và 4 bí mật không mấy người biết tới

Năm 1989, tháp chuông Pavia - một công trình gần giống với tháp nghiêng Pisa nằm ở phía Bắc Italia đột nhiên đổ sập khiến nhiều người càng thêm lo lắng về sự sụp đổ của tháp Pisa.

Mark Twain, nhà văn nổi tiếng của Mỹ từng gọi tháp nghiêng Pisa là "kiến trúc kỳ lạ của thế giới". Sự kỳ lạ của công trình xây dựng này nằm ở chính lịch sử của nó, thậm chí cả cái tên - "tháp nghiêng".

Nằm trong quần thể di sản thế giới Campo dei Miracoli, tháp nghiêng Pisa là một tòa tháp chuông, được xây dựng chủ yếu bằng nhiều loại đá (đá thạch anh, cẩm thạch, đá kim cương) tọa lạc tại thành phố Pisa, Italia. Công trình này cao 55,86 m tính từ mặt đất lên đến nóc bên thấp và 56,70 m đến nóc bên cao với 294 bậc thang. Trọng lượng toàn tháp vào khoảng 14.500 tấn.

1. Công trình kiến trúc vô danh

Mặc dù là một trong những kỳ quan của thế giới và là biểu tượng kiến trúc tiêu biểu của nước Italia, nhưng ít ai ngờ rằng đến nay, danh tính "cha đẻ" của tháp nghiêng Pisa vẫn còn là một ẩn số.

Theo các tài liệu sử, công trình bắt đầu được xây dựng vào tháng 8/1173 và hoàn thành trong khoảng gần 200 năm. Cho đến nay, dù đã tồn tại qua hàng trăm năm nhưng vẫn không ai rõ về người thiết kế ra tòa tháp này.

Tháp nghiêng Pisa được xây dựng trên Quảng trường Kỳ Diệu, thành phố Pisa, Italia (Ảnh: Expatexplore.com).

2. Pisa là tòa tháp thẳng trước khi bị nghiêng

Khi xây đến tầng thứ 3 của tòa tháp, nền đất dưới chân tháp sụt lún khiến cho công trình này bị nghiêng về phía Nam. Chính sự cố hi hữu này đã tạo nên một "kiến trúc kỳ lạ của thế giới" như Mark Twain nói.

Đến tầng thứ 4, tòa tháp bị bỏ lại trong tình trạng xây dở suốt gần 100 năm. Khi tiếp tục xây dựng, dù các kỹ sư đã điều chỉnh lại độ nghiêng nhưng không ăn thua. Để cố gắng cân bằng lại độ nghiêng, họ đã đặt tháp chuông trên tầng 8 của tòa tháp nghiêng nhiều về phía Bắc khi hoàn thành.

Kể từ đó cho đến nay, tình trạng nghiêng của tòa tháp vẫn xảy ra. Việc gia cố thường xuyên cho tòa tháp này vẫn luôn được áp dụng để bảo toàn cho công trình đứng vững.

3. Tòa tháp được cứu bởi chiến tranh

 

Chiến tranh giữa khu vực này và các nước láng giềng đã khiến cho việc xây dựng tòa tháp bị trì hoãn nhiều năm. Nếu không, tòa tháp xây đứng tiến độ có lẽ đã bị hủy hoại.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Đức quốc xã cũng lấy tháp nghiêng Pisa làm đài quan sát và chỗ trú ẩn. Tòa tháp này vẫn kiên cường đứng vững qua bom đạn chiến tranh.

4. Quan ngại về sự sụp đổ của tháp nghiêng Pisa

Suốt hàng trăm năm, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về sự sụp đổ của công trình kiến trúc ấn tượng này.

 

Năm 1989, tháp chuông Pavia - một công trình gần giống với tháp nghiêng Pisa nằm ở phía Bắc Italy đột nhiên đổ sập khiến nhiều người càng thêm lo lắng về sự sụp đổ của tháp Pisa.

 

Trong thập niên 90, chính quyền thành phố phải dốc tới hàng chục triệu Euro để sửa chữa và bảo trì tòa tháp mỗi năm, bởi hằng năm nó vẫn cứ nghiêng thêm 1 mm. Chưa kể đến họ phải di dời 70 tấn đất tại chỗ nghiêng của tòa tháp để thế vào đó là xi măng nhằm làm tăng sức chịu đựng cho tháp Pisa. Thậm chí có thời gian tòa tháp phải đóng cửa để sửa chữa.3. Tòa tháp được cứu bởi chiến tranh

Chiến tranh giữa khu vực này và các nước láng giềng đã khiến cho việc xây dựng tòa tháp bị trì hoãn nhiều năm. Nếu không, tòa tháp xây đứng tiến độ có lẽ đã bị hủy hoại.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Đức quốc xã cũng lấy tháp nghiêng Pisa làm đài quan sát và chỗ trú ẩn. Tòa tháp này vẫn kiên cường đứng vững qua bom đạn chiến tranh.

4. Quan ngại về sự sụp đổ của tháp nghiêng Pisa

Suốt hàng trăm năm, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về sự sụp đổ của công trình kiến trúc ấn tượng này.

 

Năm 1989, tháp chuông Pavia - một công trình gần giống với tháp nghiêng Pisa nằm ở phía Bắc Italy đột nhiên đổ sập khiến nhiều người càng thêm lo lắng về sự sụp đổ của tháp Pisa.

 

Trong thập niên 90, chính quyền thành phố phải dốc tới hàng chục triệu Euro để sửa chữa và bảo trì tòa tháp mỗi năm, bởi hằng năm nó vẫn cứ nghiêng thêm 1 mm. Chưa kể đến họ phải di dời 70 tấn đất tại chỗ nghiêng của tòa tháp để thế vào đó là xi măng nhằm làm tăng sức chịu đựng cho tháp Pisa. Thậm chí có thời gian tòa tháp phải đóng cửa để sửa chữa.

Năm 2011, nhờ phương pháp của nhà khoa học chuyên nghiên cứu về đất, John Burland mà tòa tháp đã giảm nghiêng 44 cm. Tuy nhiên, sự tồn tại của tháp nghiêng Pisa vẫn còn đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều chuyên gia, bởi để bảo tồn công trình kiến trúc nặng hơn chục nghìn tấn trên nền đất mềm, dễ sụt lún không phải là chuyện một sớm một chiều.

Nên đọc
Theo Vietnamnet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo