"Đang có sự bất bình đẳng giữa kinh doanh online và offline"
DNVN - Đây là đánh giá của ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tại Hội thảo "Công tác phối hợp bảo vệ người tiêu dùng về quyền sở hữu trí tuệ - Từ môi trường mạng đến thị trường khu vực châu Á" diễn ra sáng 10/01/2020 tại Hà Nội.
Ngành nông nghiệp TP.HCM phát đấu tăng trưởng GRDP 6% trong năm 2020 / TP.HCM: Tăng cường kiểm soát buôn bán, vận chuyển heo trái phép
Hội thảo do Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Hải quan Việt Nam và Hiệp hội chống hàng giả quốc tế REACT tổ chức.
Phát biểu tại Hội thảo, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh khẳng định, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang phát triển mạnh và trở thành xu hướng tất yếu trong thương mại toàn cầu. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia trong việc hợp tác thúc đẩy phát triển cũng như kiểm soát hoạt động này.
TMĐT phát triển mang lại nhiều lợi ích cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng mua sắm tiện lợi hơn, giá cả rẻ hơn, giúp doanh nghiệp đa dạng kênh phân phối, tiếp cận thị trường, giảm chi phí,… nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho việc xây dựng khuôn khổ pháp lý hiệu quả để quản lý hoạt động TMĐT cũng như đối với công tác thực thi ngăn chặn các gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng.
Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: DMS)
“Đang có những bất bình đẳng giữa việc kinh doanh trực tuyến (online) và kinh doanh theo phương thức truyền thống (offline) khi thực hiện công việc kinh doanh online đang rất đơn giản, dễ dàng. Do vậy, Bộ Công Thương cũng đang cố gắng xây dựng khung pháp lý hoàn thiện để mang lại sự bình đẳng cho 2 loại hình kinh doanh này”, ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Ông Ronald Brohm, Giám đốc điều hành Hiệp hội Chống hàng giả quốc tế (React), cho biết: Châu Á Thái Bình Dương đã và đang trở thành khu vực có sức tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đi cùng với đó, hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường cũng vì thế mà tăng theo. Chính vì vậy, cần có sự chung tay của các lực lượng chức năng cũng như doanh nghiệp mới có thể giải quyết và ngăn ngừa tình trạng này.
Trong thời gian qua, lực lượng QLTT Việt Nam đã tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. Đơn cử, tại Cục QLTT Hà Nội, mới đây, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra, xử lý hoạt động bán điện thoại giả mạo nhãn hiệu Samsung tại số 27 Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội. Qua công tác xác minh đối với đại lý tên miền trên và kết hợp với các thông tin đã rà soát được, ngay trong ngày, Đội QLTT số 1 đã phối hợp với Phòng An ninh công nghệ cao – Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra, xử lý đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nói trên. Thực tế tại thời điểm kiểm tra, số hàng hóa nhãn hiệu Samsung tại cơ sở chỉ có trị giá là: 62.060.000 đồng nhưng qua đấu tranh và các số liệu lưu trữ trên các website do đơn vị đang sử dụng thì trị giá số hàng hóa đã tiêu thụ đối với nhãn hàng Samsung là trên 485 triệu đồng.
Đây là một vụ việc điển hình về kinh doanh hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu bằng thương mại điện tử. Các đối tượng sử dụng website nhưng địa chỉ đăng trên website là địa chỉ ảo, người đứng tên mua website là một người khác nhưng người thực sự sở hữu và sử dụng lại là một người khác. Quá trình hoạt động, đối tượng sử dụng rất nhiều các website và được liên kết với nhau qua các đường link hiện trên giao diện của các website.
Trong thời gian qua, Hải quan Hải Quốc phối hợp với tổ chức có tên TIPA (một tổ chức phi lợi nhuận do các nhãn hàng cùng nhau thành lập) để đưa ra những bài giảng, hỗ trợ các lực lượng chức năng như nhân viên hải quan, lực lượng thi hành pháp luật có thêm những kiến thức về kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm của các thương hiệu lớn để từ đó đưa ra nhận định, đánh giá về chất lượng các sản phẩm được gửi qua đường bưu kiện có vi phạm hay không.
Theo đại diện Hàn Quốc, đối tượng vi phạm sử dụng hình thức gửi bằng những gói hàng nhỏ để tránh nguy cơ tịch thu nhiều. Điều này đã gây khó khăn cho Hàn Quốc trong quá trình thực thi nhiệm vụ bởi các nhân viên hải quan không thể nào kiểm tra tất cả gói hàng được gửi.
Đại diện Hải quan Hàn Quốc cho rằng, chủ sở hữu và bộ phận hải quan cần có một số biện pháp tổng quan như xác nhận người gửi, sử dụng chụp hình tự động để gửi cho chủ sở hữu thương hiệu để có thể nhanh chóng xác minh những vi phạm về hàng hóa nếu có.
Trong năm 2019, lực lượng Hải Quan Hàn Quốc đã kiểm tra và phát hiện 35.000 vụ, thu giữ 191.000 vật dụng. Trong đó, 99,9% vật thể là hàng nhái, hàng giả. Các thương hiệu có sản phẩm bị làm giả phổ biến là Nike, LV, Chanel, Gucci với các loại hàng hóa như gậy Golf, son môi, thời trang. Đa số được sản xuất từ Trung Quốc.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nghiên cứu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào thị trường Mỹ
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động
Cột tin quảng cáo