“Gia Lai với văn hóa thưởng thức cà phê”
Các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hội tụ tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 / Đắk Nông: Ngày hội cà phê Việt Nam lần 2
Chương trình có sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất cà phê chất lượng cao đến từ các vùng trồng cà phê nổi tiếng trong nước; đại diện doanh nghiệp nhập khẩu cà phê đến từ Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, các nước Đông Phi...
Các doanh nghiệp Thái Lan rất quan tâm đến cà phê của Lâm Đồng - Việt Nam (Ảnh: VH)
Theo kế hoạch tổng thể do Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt, chương trình sẽ có các hoạt động chính, như: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm cà phê chất lượng; tham quan vườn cà phê, nhà máy chế biến cà phê; giao lưu các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam với các nhà nhập khẩu cà phê nước ngoài…
Bên cạnh đó còn có các hoạt động lồng ghép trước và trong thời gian diễn ra “Ngày Cà phê Việt Nam”, gồm: Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2019; tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập đô thị Pleiku; tập huấn kỹ thuật trực quan công nghệ tưới nhỏ giọt Israel…
Được biết, ngày 10/12 hằng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là “Ngày Cà phê Việt Nam”. Năm 2017, lần đầu tiên “Ngày Cà phê Việt Nam” được tổ chức tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chương trình do Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Phát triển doanh nhân Việt Nam, phối hợp với các tỉnh là “vựa” cà phê của cả nước luân phiên tổ chức.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, tính trong 9 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2018/2019, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1.349.193 tấn (khoảng 22,49 triệu bao), giảm 2,66 % so với xuất khẩu 9 tháng đầu niên vụ cà phê 2017/2018.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ phận Nông nghiệp Nước ngoài, thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dự kiến sản lượng của Việt Nam trong niên vụ cà phê 2019/2020 sẽ đạt 30,5 triệu bao, tăng 100 ngàn bao và xuất khẩu sẽ tăng 1 triệu bao, lên ở mức 25,5 triệu bao, trong đó chiếm hơn 95% là cà phê Rubusta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo