Ba kịch bản cho thị trường lao động Hà Nội
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Công nghiệp, thương mại dịch vụ khu vực biên giới còn kém phát triển / Nhóm ngân hàng bứt phá, VN-Index tăng gần 14 điểm
Báo cáo về tình hình thị trường lao động Hà Nội tháng 7 vừa qua của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, dịch bệnh bùng phát đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng bị giảm lương, tạm nghỉ, không có việc làm, rơi vào cảnh thất nghiệp.
Theo số liệu thu thập thông tin người tìm việc, trong tháng 7, người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm chủ yếu nằm trong nhóm tuổi từ 30-39 tuổi chiếm 47,39%, tiếp theo là nhóm từ 15-29 tuổi chiếm 36,73%, từ 40 tuổi trở lên chiếm hơn 12%.
Nhu cầu tuyển dụng lao động ở các công ty may mặc rất lớn. (Ảnh minh hoạ: Int). |
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động tập trung chủ yếu ở nhóm có trình độ công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề chiếm 50,76%, trình độ từ cao đẳng trở lên, chiếm 39,16%, trung cấp nghề chiếm 6,29% và sơ cấp nghề chiếm 3,8%.
Theo nhận định của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, những tháng cuối năm thị trường lao động, việc làm trên địa bàn thành phố sẽ phụ thuộc vào các kịch bản phòng chống dịch.
Kịch bản thứ nhất, dịch bệnh được khống chế, kiểm soát hoàn toàn, không có sự lây lan, bùng phát ca nhiễm mới trong cộng đồng. Hà Nội sớm kết thúc giãn cách xã hội và chuyển sang trạng thái bình thường mới. Việc tiêm vaccine tiếp tục được đẩy nhanh và tiến tới miễn dịch cộng đồng. Tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phục hồi, một số ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịch bệnh như vận tải, du lịch sẽ dần được phục hồi.
Thị trường lao động cũng dần ấm lên, nhu cầu tuyển dụng lao động có những chuyển biến tích cực, đặc biệt ở ngành công nghệ thông tin, thương mại điện tử, hạn chế được tình trạng lao động bị ngừng việc, mất việc. Dự kiến số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ còn khoảng 3-4 nghìn lao động. Dự kiến số doanh nghiệp bị ảnh hưởng là 12-15%.
Kịch bản thứ hai, TP.Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội do còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro bùng phát dịch bệnh. Xuất hiện một số ca F0 mới nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, nhanh chóng khoanh vùng và cách ly kịp thời. Việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được triển khai nhanh chóng nhưng còn chậm và chưa đạt được kế hoạch đề ra. Tốc độ phục hồi của nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng và sẽ phục hồi chậm hơn so với kịch bản thứ nhất.
Dự báo số lao động tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch là các lao động thuộc các ngành như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn bán lẻ, vận tải, du lịch. Dự kiến số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ khoảng 5-6 nghìn lao động. Dự kiến số doanh nghiệp bị ảnh hưởng là 20-25%.
Kịch bản thứ ba, dịch bệnh chưa thể được kiểm soát, số ca mắc mới tại cộng đồng ngày càng tăng và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường, quá trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung. TP.Hà Nội tiếp tục phải giãn cách xã hội và áp dụng nhiều biện pháp mạnh hơn để phòng chống dịch dẫn đến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tạm dừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phục hồi của nền kinh tế. Các ngành kinh tế tiếp tục bị tác động mạnh, một số ngành tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn như thương mại - dịch vụ, bán lẻ, vận tải, nhà hàng - khách sạn, dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Thị trường lao động sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều nhóm lao động sẽ rơi vào tình trạng mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập,... đặc biệt là nhóm lao động yếu thế, dễ bị tổn thương như lao động di cư, lao động khu vực phi chính thức... Số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ tăng cao, dự kiến khoảng 7-8 nghìn lao động. Dự kiến số doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thể lên đến 30-40%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang