Giá thực phẩm tại Hà Nội tăng, cần phát huy vai trò ‘bình ổn giá’
Cần Thơ: Hỗ trợ nông dân tiêu thụ hơn 5.000 tấn hàng hóa / Đà Nẵng: Nhu cầu thực phẩm tươi sống tăng mạnh trước thời điểm giãn cách xã hội
Hàng hóa thực phẩm không thiếu nhưng giá tăng do chi phí vận chuyển "leo thang"
Hàng hóa không thiếu nhưng giá biến động
Tại một số chợ truyền thống của Hà Nội như: Chợ Hôm, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè, giá thịt lợn tăng 10.000 đồng/kg so với trước; giá thịt bò tăng 20.000 đồng/so với trước. Theo đó, giá thịt lợn ba chỉ và sườn non hiện 160.000 đồng/kg; nọng lợn là 190.000/kg; dẻ sườn bò ta loại 1 là 270.000 đồng/kg, gân thăn bò 300.000 đồng/kg. Giá các loại rau tăng thêm 20% so với trước lệnh giãn cách toàn thành phố.
Các tiểu thương cho biết: Nguyên nhân tăng giá không phải do hàng khan hiếm mà do khâu vận chuyển rất khó khi nhiều tỉnh, thành phố phải giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều tiểu thương ở các tỉnh không đưa được hàngvề Hà Nội bởi chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng khuyến cáo người dân không buôn bán tại các nơi đang giãn cách xã hội nên hàng về Hà Nội ít hơn, khiến giá thực phẩm tăng, đặc biệt là mặt hàng trứng, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản…
Giá rau sạch rất đắt nên không phải ai cũng có điều kiện vào chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch mua hàng.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức chiều 15/8, chủ cửa hàng thực phẩm chín Nhà hàng Bể Cá, chị Nguyễn Thu Hương cho biết: “Nếu như trước đây, gà ta ngon nhập về là 180.000 đồng/kg thì nay 200.000 đồng/kg; gà ta loại thườnglà 140.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với trước. Mặt hàng thủy sản, ốc không có vì xe khách ở nhiều tỉnh dừng hoạt động.
Theo chị Nguyễn Thu Hương, đợt dịch COVID19 bùng phát lần này kéo dài nhưng hàng không thiếu. Tuy nhiên, người dân đi chợ khó khăn bởi nhiều chợ đầu mối, dân sinh, một số điểm siêu thị ngừng hoạt động do liên quan tới các ca nhiễm COVID-19. “Ngay tại quận Đống Đa, mặt hàng rau bán rất ít vì siêu thị cóca nhiễm nên người dân e ngại”, chị Hương cho biết.
Theo tiểu thương bán đồ khô trên phố Nguyễn Cao, giá trứng cao mà không có nhiều hàng để bán.
Chị Trịnh Thị Tuyết (phố Thái Thịnh) cho biết: Tại chợ dân sinh Thái Thịnh ở Thịnh Quang, Đống Đa, giá thịt lợn nạc vai 170.000 đồng/kg; ba chỉ là 150.000 -160.000 đồng/kg, tăng 10% so với trước. Riêng mặt hàng trứng gia cầm tăng đột biến. Tại một số chợ dân sinh và siêu thị lớn, giá trứng gà, vịt đều tăng. Nếu như trước kia, trứng gia cầm là 30.000 đến 35.000 đồng/chục thì nay là 45.000 - 50.000 đồng/chục, hàng khan hiếm vì thực phẩm này dễ bảo quản, người dân mua về có thể để được lâu dài.
Trứng gà ta giá "hời" bán trên mạng, quảng cáo lấy từ trang trại gia đình luôn đắt hàng.
Có thời điểm tại siêu thị trên phố Kim Liên, quận Đống Đa, giá trứng gà ta lên tới 60.000 đồng/một chục quả. Còn ở siêu thị Fivimart ở quận Đống Đa, giá thịt nạc vai là 234.000 đồng/kg; ba chỉ là 193.000 đồng/kg, so với cách đây 1 tuần, giá tăng từ 15 - 20%.
Tại chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Hôm Đức Viên (quận Hai Bà Trưng), bắp cải giá 15.000 đồng một kg (tăng 5.000 đồng), bí xanh 20.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng)... Việc tăng giá một số loại rau củ, đặc biệt là trứng được cho là do các chợ đầu mối chuyên cung cấp nông sản như chợ đầu mối phía Nam, chợ Long Biên, chợ Minh Khai đang phải dừng hoạt động do liên quan các ca nhiễm COVID-19.
Đại diện một chuỗi siêu thị tại Hà Nội cho biết, mặc dù doanh nghiệp đang cố gắng kiểm soát để mức tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng, nhưng giá một số mặt hàng tươi sống vẫn tăng so với những ngày trước đó. Lý do bởi nguồn cung hạn chế, cước phí vận tải cùng chi phí của các doanh nghiệp liên quan tăng đã khiến giá đầu vào của nhiều mặt hàng là lương thực thực phẩm tăng.
Tuy nhiên tại khu vực chợ Đại Từ, quận Hoàng Mai, giá thực phẩm không biến động. Chị Nguyễn Lệ Linh, số 5/77 phố Đặng Xuân Bảng, quận Hoàng Mai cho biết: Do là chủ cửa hàng phở lâu năm ở Đặng Xuân Bảng, khách quentại chợ Đại Từ nên chị mua được hàng giá không tăng so với trước. Theo đó, giá thịt gà 110.000 đồng/kg; ngan 80.000 đồng/kg; thịt lợn nạc vai và thịt thăn là 140.000 đồng/kg; sườn là 130.000 đồng/kg; tim lợn 200.000 đồng/kg; trứng gà 40.000 đồng/chục; trứng vịt là 35.000 đồng/chục. Giá cá trắm to là 60.000 đồng/kg; tôm khoảng 150.000 đến 200.000 đồng/1kg, tùy cỡ. Giá các loại rau ổn định như: Rau muống là 10.000 đồng/mớ; mướp 15.000 đồng/kg; rau ngót 6.000 đồng/mớ; khoai sọ 20.000 đồng/kg.
“Tại điểm bán thực phẩm bình ổn của phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, giá thực phẩm rẻ hơn ở chợ dân sinh. Theo đó,giá thịt lợn thăn là 140.000 đồng/kg; đậu phụ 1.500 đồng/bìa; rau muống 9.000 đồng/mớ, tăng 2.000 đồng/mớ so với trước. Tuy nhiên thực phẩm không đa dạng, chỉ có thịt lợn, đậu và các loại rau”, bà Nguyễn Thị Yến – ngõ 402 phố Bạch Mai cho biết.
Cần tổ chức tốt nguồn cung và khâu bán lẻ
Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, để giá hàng hóa ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu của người đân trong bối cảnh dịch kéo dài, Hà Nội cần lưu ý như sau: Cầncó lượng hàng hóa mang tính áp đảo thị trường; hàng hóa phải rải rác đều đặn ở các kênh, màng lưới phân phối của thành phố.
“Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trứng gà của bà Ba Huân vốn chiếm lĩnh thị trường,không tăng giá từ khi thành phố có dịch đến nay,nên giá trứng gà vẫn tương đối ổn định. Trong khi đó, Sở Công Thương Hà Nội công bố chuẩn bị hàng triệu quả trứng mỗi ngày nhưng lượng trứng bán ra ở chợ và siêu thị không nhiều, có lúc ‘cháy hàng’. Đây có phải là nguyên nhân khiến giá mặt hàng thiết yếu này đã bị đẩy giá 2 - 3 lần trong vòng một tháng nay?” ông Vũ Vinh Phú đặt câu hỏi.
Theo ông Vũ Vinh Phú, về mặt khách quan, có thể là do chuỗi cung ứng những hàng hóa đó có lúc bị đứt đoạn, số chợ đầu mối, chợ dân sinh và siêu thị bị đóng cửa. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển, giao nhận mặt hàng trứng và một số mặt hàng khác tăng lên trong mùa dịch. “Yếu tố chủ quan là sự điều phối nơi thừa sang nơi thiếu của thành phố chưa được nhịp nhàng, ăn khớp dẫn tới thiếu hàng cục bộ làm cho giá bị đẩy lên. Riêng mặt hàng thịt lợn, tuy giá lợn hơi có giảm 50% song giá cả ở khâu bán lẻ bị đẩy lên cao là do chi phí trung gian. Vấn đề này được nhiều chuyên gia thương mại đề cập rất nhiều lần”, ông Vũ Vinh Phú cho biết.
Chuyên giaVũ Vinh Phú đề nghị thành phố Hà Nội cần xem xét thấu đáo việc tổ chức nguồn cung và tổ chức bán lẻ hàng hóa khoa học hơn, kịp thời hơn nhằm ổn địnhgiá những mặt hàng thiết yếu trong lúc có dịch cũng như thời kỳ phục vụ tiếp theo.
Khẳng định hàng hóa trên địa bàn Hà Nội dồi dào, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Nguồn hàng cung cấp cho những chợ đầu mối bị đóng cửa đã được các siêu thị đang hoạt động thu mua để tăng dự trữ. "Do vậy những ngày qua, hàng hóa vẫn đảm bảo tại các siêu thị đang hoạt động. Tại các chợ dân sinh, giá thực phẩm có tăng nhẹ do yếu tố cung cầu", bà Phương Lan cho biết. Việc một số chợ có biểu hiện tăng giá một phần do tự phát, một phần do các chi phí phát sinh. Ngành Nông nghiệp và Công Thương Hà Nội đang phối hợp đẩy mạnh kiểm tra, xử lý.
Về việc thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch lây lan, 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh, 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại Hà Nội bị đóng cửa dừng hoạt động, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, thành phố chủ động mở thêm các điểm bán lưu động để thay thế cho các cửa hàng bị đóng cửa. Sở Công thương Hà Nội đã công khai danh sách tổng hợp điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và danh sách các chợ trên địa bàn thành phố. Theo đó, sẽ có 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu và 455 chợ truyền thống đặt tại các quận huyện của thành phố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tuyên chiến Honda Vision, Suzuki ra mắt ‘ông hoàng xe ga’ đẹp hơn SH Mode và LEAD, giá 33 triệu đồng
Galaxy S23 Ultra siêu rẻ dịp Tết, siêu phẩm camera chiến không kém Galaxy S24 Ultra nay rẻ như bèo
‘SUV chủ tịch’ công suất 615 mã lực, nội thất sang chảnh, giá hơn 1,9 tỷ đồng
‘Kẻ hạ sát’ Samsung Galaxy Z Fold6 giảm giá mạnh tại Việt Nam trước Tết Nguyên đán
Sư tử hiệu năng Xiaomi 13T Pro ưu đãi tất tay giáp Tết, rẻ như rau, mạnh ngang Galaxy S24 Ultra
‘Vua xe ga’ 155cc mới tinh của Yamaha chính thức lộ diện tại Việt Nam: Khắc chế cứng Honda Air Blade