Bến Tre: Hiệu quả cao từ chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển
Thanh Hóa: Hiệu quả từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi / Yên Bái: Trồng cây, thả cá mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng
Sau hai vụ nuôi tôm biển thành công, do chuyển đổi từ 1,4 ha đất làm muối sang nuôi tôm, đến nay anh Huỳnh Văn Trổ, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại phấn khởi vì quyết định đưa ra đúng đắn.
Anh Trổ cho biết, để làm ra được hạt muối, diêm dân phải đầu tư khá nhiều công sức, nhất là sản xuất muối phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên năng suất chưa cao. Mỗi năm sản xuất được 1 vụ và kéo dài khoảng 6 tháng nên thời gian thiếu việc làm của diêm dân rất lớn.
Đồng thời, việc tìm đầu ra cho sản phẩm muối cũng khá khó khăn, có năm lượng muối tồn đọng nhiều, khiến cho cuộc sống của người dân thêm chật vật. Bình quân, mỗi năm kết thúc vụ, nếu muối bán ra có giá cao thì diêm dân còn lãi 25 triệu đồng/ha.
Nuôi tôm ở càng xanh ở tỉnh Bến Tre: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN
Anh Trổ đang tiếp tục thả nuôi vụ thứ 3. Anh Trổ cho hay, hiệu quả của nuôi tôm so với làm muối cao hơn từ 4-5 lần. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn ban đầu rất lớn nên người dân khó có thể chuyển đổi nhanh chóng được.
”Nếu có sự hỗ trợ vốn thì người dân nghèo đang canh tác muối có thể chuyển đổi sang nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn”-anh Trổ chia sẻ.
Theo UBND xã Thạnh Phước, toàn xã hiện có 316 ha muối, với hơn 350 hộ diêm dân sản xuất tập trung tại ấp Phước Bình, Phước Lợi và Phước Thạnh. Thực hiện chủ trương giảm diện tích muối sản xuất kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, xã Thạnh Phước đã quy hoạch và chuyển đổi được 120 ha, đạt gần 38% tổng diện tích sản xuất muối toàn xã sang nuôi tôm biển. Chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng khép kín với quy trình 2 giai đoạn.
Ổng Phạm Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại cho biết, chuyển đổi đất sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm biển được xem là hướng đi đúng giúp người dân khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước đưa kinh tế biển trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo đảm đời sống cho diêm dân sau khi ngừng sản xuất muối.
Tuy nhiên, do đa số các hộ dân làm muối có điều kiện kinh tế khó khăn nên việc chuyển đổi từ làm muối sang nuôi tôm chưa được nhiều. Người dân còn e ngại chuyển đổi vì thiếu nguồn vốn. Hiện UBND xã kêu gọi người dân tiếp tục chuyển đổi các diện tích làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm theo hướng chuyển đổi từng phần để nguồn vốn được đảm bảo.
Theo ông Võ Tiến Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông Bến Tre, tỉnh Bến Tre có gần 1.400 ha sản xuất muối (chủ yếu hai huyện Bình Đại, Ba Tri), giảm hơn 220 ha so với năm 2016. Đa số diêm dân sản xuất muối là hộ nghèo hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ hơn 70%. Hiện nay, tỉnh Bến Tre khuyến khích người dân chuyển đổi sản xuất muối sang xuất khác phù hợp hơn để tạo cuộc sống người dân phát triển hơn.
Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp , tỉnh sẽ từng bước chuyển đổi diện tích muối sản xuất kém hiệu quả ( chủ yếu chuyển đổi toàn huyện Bình Đại, khoảng 540 ha, sang sản xuất khác theo hướng hiệu quả hơn như chuyển sang nuôi tôm biển), giảm diện tích xuất muối toàn tỉnh Bến Tre xuống còn khoảng 600 ha, tập trung đầu tư sản xuất muối theo hướng sạch (muối trải bạt), xây dựng chuỗi giá trị cho diêm dân an tâm sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tháo gỡ nút thắt, đón đầu cơ hội bứt phá
Kiến nghị xây dựng quy trình thủ tục đầu tư đặc biệt theo các bước
Năm 2025, ngành nông nghiệp tăng tốc
Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/1/2024: Giá USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 2/1/2025: Bật tăng mạnh, SJC chạm ngưỡng 84,8 triệu đồng mỗi lượng
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiều nhóm hàng hóa