Cho phép tư nhân tham gia đầu tư truyền tải điện: Cần có quy định để quản lý chặt giá điện
Đấu giá đất công: Cần sự công bằng, minh bạch / Sẽ giải ngân khoảng 42% gói phục hồi kinh tế trong năm 2022
Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, sáng nay (10/1), Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Tán thành về phạm vi sửa đổi, các đại biểu đề nghị cần rà soát ngay trong chính các luật, để việc sửa đổi giúp tháo gỡ vướng mắc, tạo cơ chế cho doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
"Tiếp tục rà soát để sửa đổi các quy định cho thống nhất giữa các Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư và Luật Đất đai về nội dung lựa chọn nhà đầu tư, chỉ định nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất vì thực tiễn hiện nay địa phương gặp rất nhiều vướng mắc thực hiện các quy định này", bà Phan Thị Mỹ Dung, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, nêu ý kiến.
"Tôi có ý kiến bổ sung về sự cần thiết hoàn thiện về chính sách đối với doanh nghiệp quốc phòng và an ninh trong Luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng có một số nhiệm vụ quốc phòng được giao không có cơ chế hỗ trợ như doanh nghiệp trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Tôi thấy rằng việc đề xuất của chính phủ đối với nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 5 điều 217 của Luật Doanh nghiệp là cần thiết có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn", ông Nguyễn Quốc Duyệt, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, nhận định.
Bà Vũ Thị Lưu Mai, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. (Ảnh: Quochoi.vn)
Liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư tương đương với việc sửa đổi, bổ sung quy định trong Luật Nhà ở, một số đại biểu đánh giá cao Chính phủ đã nhận diện vướng mắc, tuy nhiên đề nghị cân nhắc rất kỹ, bởi đây là vấn đề phức tạp.
"Quốc hội tạm thời chưa nên sửa đổi khoản 1 điều 23 Luật Nhà ở như phương án đề xuất. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, đặc biệt phải có hướng xử lý cho bằng được chênh lệch địa tô trong Luật Đất đai và các văn bản khác có liên quan để trình Quốc hội sửa đồng bộ", ông Ngô Trung Thành, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, đề xuất.
Đối với sửa đổi Luật Điện lực, đồng tình với việc cho phép tư nhân tham gia vào đầu tư hệ thống truyền tải điện, tuy nhiên một số đại biểu đề nghị cần có quy định để quản lý chặt chẽ giá điện, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
"Tôi cho rằng cần có đánh giá tác động để đảm bảo bình ổn giá, tránh ảnh hưởng đến người dân. Hệ thống lưới điện truyền tải là một trong những loại tài sản, thời gian qua có trường hợp định giá chưa chuẩn xác gây thiệt hại lớn. Do vậy, tôi nghĩ rằng cần có quy định cụ thể để có căn cứ thực hiện", bà Vũ Thị Lưu Mai, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, nhấn mạnh.
Một số đại biểu cũng đề nghị cần quy định, Nhà nước không độc quyền nhưng có quyền kiểm soát truyền tải điện, kể cả đó là các công trình do tư nhân đầu tư để đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh