Đề xuất tăng thuế xuất khẩu một số kim loại lên 5%
Cặp xoài có giá kỷ lục hơn 100 triệu đồng / Hoa Kỳ công bố thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam về 0%
Hải quan vừa đề xuất tăng thuế một số mặt hàng xuất khẩu kim loại. Ảnh: Ng.Ng
Cụ thể, tăng từ 2% lên 5% đối với mặt hàng hydroxit nhôm (mã hàng 2818.30.00) và ô xít nhôm (mã hàng 2818.20.00). Các mặt hàng ống và ống dẫn bằng đồng, phụ kiện để ghép nối của ống hoặc ống dẫn bằng đồng từ 0% lên 5% nhằm giảm chênh lệch thuế suất giữa đồng nguyên liệu (tinh quặng đồng, đồng tinh luyện và hợp kim đồng) và sản phẩm bằng đồng.
Lý do việc tăng này nhằm bảo đảm nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản, tránh "chảy máu" nguyên liệu đồng, tránh bị doanh nghiệp ngoại lợi dụng để xuất khẩukim loạiquý ra nước ngoài.
Đề nghị của Tổng cục Hải quan được Bộ Tài chính đồng tình và cho rằng, 2 mặt hàng trên là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra 2 mặt hàng nhôm chưa gia công, không hợp kim, dạng thỏi (mã hàng 7601.10.00.10) và nhôm chưa gia công, hợp kim, dạng thỏi (mã hàng 7601.20.00.90). Trong khi đó, mặt hàng nhôm chưa gia công, không hợp kim, dạng thỏi và nhôm chưa gia công, hợp kim, dạng thỏi lại nằm trong nhóm 7601 có thuế xuất khẩu là 5% và khung thuế suất là 5 - 40%.
Như vậy, 2 mặt hàng nguyên liệu thô hiện tại đang có thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn thành phẩm rất nhiều. Căn cứ nguyên tắc “Thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô” được quy định trong luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, việc điều chỉnhthuế xuất khẩuhai nhóm hàng trên từ 2% lên 5%, bằng mức thuế suất của nhôm chưa gia công là hợp lý. Theo thống kê của hải quan, hàng nhôm thô nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu xuất sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… Trong đó, xuất sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36% tổng kim ngạch xuất khẩu 2 mặt hàng nguyên liệu nhôm thô nói trên của cả nước.
Dự tính, nếu tăng thuế xuất khẩu từ 2% lên 5% với hai mặt hàng nhôm thô nguyên liệu trên, ngân sách tăng thu được 11 triệu USD mỗi năm.
Trung Quốc sắp cấm, nguy cơ phế liệu tìm đến VN Không miễn thuế xuất khẩu phế liệu, phế phẩm kim loại
Nguồn nguyên liệu kim loại phục vụ trong nước ngày càng khan hiếm, Việt Nam phải nhập nhiều phế liệu sắt, thép, đồng từ nước ngoài để sản xuất. Ảnh: Ng.Ng
Ngoài ra, với mặt hàng đồng nguyên liệu và các sản phẩm bằng đồng - nguồn nguyên liệu cơ bản được sử dụng sản xuất các sản phẩm điện, điện tử và nguồn đồng phục vụ sản xuất trong nước đang ngày càng khan hiếm do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách thu mua nguồn tài nguyên là nguyên liệu dưới dạng thô để tái chế xuất khẩu về Trung Quốc. Thực tế, theo hải quan, nhiều mặt hàng như ống dẫn, ống đồng, dây đồng, đồng ở dạng thanh, que đều là các sản phẩm yêu cầu gia công đơn giản, chi phí thấp, giá trị gia tăng không lớn. Nên xảy ra tình trạng doanh nghiệp làm thành sản phẩm đơn giản bằng đồng với bản chất là xuất khẩu nguyên liệu nhưng được hưởng thuế suất thấp hơn.
Do đó, từ đề xuất của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu các mặt hàng ống và ống dẫn bằng đồng, phụ kiện để ghép nối của ống hoặc ống dẫn bằng đồng từ 0% lên 5% nhằm giảm chênh lệch thuế suất giữa đồng nguyên liệu (tinh quặng đồng, đồng tinh luyện và hợp kim đồng) và sản phẩm bằng đồng. Nếu được thông qua, số thu ngân sách dự kiến tăng 24 triệu USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thách thức bủa vây thị trường chứng khoán: Xuống tiền mã ngành nào?
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt