Giá cam sành giảm thê thảm, nông dân miền Tây đối diện thua lỗ
Dịp Tết Dương lịch 2024, sân bay Đà Nẵng dự kiến có 1379 lượt chuyến bay / Gạo ST25 ngon nhất thế giới
Theo các nhà vườn ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, giá cam tại vườn hiện đang rớt thê thảm, còn 3.000-4.000 đồng/kg, giảm khoảng 40-50% so với mức đáy tháng 6, nhưng thương lái cũng không muốn mua.
Hiện lượng cam dư thừa mỗi ngày nhiều, các nhà vườn xót xa đành đóng thùng mang cam ra các chợ bán lẻ, hoặc đăng bán trên các trang mạng xã hội. Ngành nông nghiệp các tỉnh cùng các đơn vị liên quan đang tiến hành khảo sát, nắm tình hình, đồng thời tìm hướng hỗ trợ, giúp nông dân trồng cam sành trên địa bàn vượt qua khó khăn.
Giá cam tại vườn hiện đang rớt thê thảm, còn 3.000-4.000 đồng/kg.
Chiều ngày 4/12, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Tám - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết, toàn huyện có 10.400 ha trồng cam, mỗi ngày cho ra thị trường từ 600-700 tấn trái. Tuy nhiên, hiện tại giá cam thu mua tại các nhà vườn giảm sâu ở mức rất thấp, chỉ từ 3.000-4.000 đồng/kg. Với giá bán này, nông dân trồng cam hoàn toàn không có lãi.
Theo ông Tám, cam sành chủ yếu tiêu thụ nội địa. Nguyên nhân giá cam giảm sâu là do miền Bắc lạnh người dân ít dùng dẫn đến lượng lớn cam sành bị tồn đọng.
“Những năm gần đây, diện tích cam sành của huyện Trà Ôn tăng nhanh trong giai đoạn 2018-2022, do người dân tự phát chuyển đổi trồng trên đất lúa, dù ngành chức năng từng khuyến cáo và tuyên truyền. Ngoài ra, các tỉnh trong cả nước đều có thể trồng được cam dẫn đến cung vượt cầu khiến giá cam sành rớt thê thảm, nông dân đối diện thua lỗ”, ông Tám nhận định.
Theo số liệu thống kê ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh hiện có trên 17.000 ha trồng cam sành, tăng gần 3.000 ha so với năm 2020. Trong đó, Trà Ôn là một huyện có diện tích trồng cam tập trung nhiều nhất tỉnh với khoảng 10 ha.
End of content
Không có tin nào tiếp theo