Giá heo hơi ngày 2/12/2022: Xuất khẩu thịt heo gặp không ít khó khăn
Xăng, dầu đồng loạt giảm giá mạnh / Đà Nẵng: Doanh thu lưu trú, ăn uống 11 tháng 2022 đạt gần 17.000 tỷ đồng
Cụ thể, tại Hà Nội giá heo hơi báo giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 53.000 đồng/kg.
Các địa phương như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên giá heo hơi đồng loạt giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 54.000 đồng/kg. Tương tự, giá heo tại tỉnh Hưng Yên cũng giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình giá heo hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 2/12/2022: Xuất khẩu thịt heo gặp không ít khó khăn. Ảnh: Vissan
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, toàn miền có duy nhất giá heo hơi tại tỉnh Bình Thuận giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 50.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá heo hơi ở mức 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Thanh Hóa, Quảng Ngãi giá heo hơi ở mức thấp hơn 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 50.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 53.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Cà Mau giá heo hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kiên Giang giá heo hơi ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 55.000 đồng/kg.
Xuất khẩu thịt heo gặp không ít khó khăn
Thời điểm này hằng năm, nhiều loại thực phẩm, nhất là thịt heo, thịt gà bước vào chu kỳ tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh. Tuy nhiên, giá heo hơi năm nay đang giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội) Nguyễn Trọng Long, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, nhưng giá thịt heo hơi xuất chuồng chỉ dao động trong khoảng 53.000 - 54.000 đồng/kg. Với mức giá này, các trang trại chăn nuôi khép kín đang gặp khó khăn trong duy trì sản xuất.
Hiện tại, giá heo hơi ở nhiều địa phương đã xuống dưới 60.000 đồng/kg, có những ngày xuống còn 50.000 đồng/kg. Nhiều ý kiến cho rằng, các bộ, ngành cần tham mưu Chính phủ nới lỏng các "hàng rào" kỹ thuật để doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thịt heo. Trước ý kiến này, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các bộ, ngành liên quan về việc phối hợp nghiên cứu những phản ánh liên quan đến vấn đề xuất khẩu thịt heo.
Về vấn đề này, Quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Long khẳng định, Việt Nam không giới hạn định mức xuất khẩu heo và sản phẩm thịt heo. Tuy nhiên, để xuất khẩu sản phẩm thịt heo sang thị trường các nước thì doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Đây là trở ngại lớn với nhiều doanh nghiệp muốn xuất khẩu thịt heo.
Còn theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Tống Xuân Chinh, vấn đề về giá bán và xây dựng vùng chăn nuôi an toàn vẫn đang là “rào cản” lớn cho thịt heo xuất khẩu của Việt Nam.
“Hiện Việt Nam chưa có cơ sở, vùng chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới. Việc này khiến cho xuất khẩu thịt heo gặp không ít khó khăn”, ông Tống Xuân Chinh cho biết.
Hơn nữa, thịt heo xuất khẩu Việt Nam đang khó cạnh tranh với các nước khác vì giá thành cao (tương đương 3 USD/kg, trong khi giá thịt heo ở Mỹ là 1,1 USD/kg). Mặt khác, giá thành chăn nuôi heo ở Việt Nam cũng cao do nước ta phụ thuộc tới 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, trong khi đó, chi phí này chiếm tới 65-70% cơ cấu giá thành chăn nuôi heo.
Hiện nay, các nước nhập khẩu chỉ chấp nhận sản phẩm thịt heo có nguồn gốc từ quốc gia, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới. Trong khi việc chứng minh vùng nuôi heo an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới là rất khó, cần nhiều nguồn lực, đặc biệt là cần vùng đất rộng lớn (từ 500ha trở lên), tách biệt về mặt địa lý và có khoảng cách xa (tối thiểu 10km) với các vùng chăn nuôi heo mật độ cao.
Do đó, để bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus Nguyễn Quang Hiếu cho biết, De Heus mong muốn Bộ NN&PTNT và các địa phương công khai kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để doanh nghiệp liên kết chuỗi chăn nuôi, bảo đảm quy trình khép kín từ sản xuất đến sơ chế, chế biến...
Nhận định xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ngành chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới tại vùng Đông Nam Bộ. Bước tiếp theo là nhân rộng mô hình, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại các địa phương khác trên phạm vi cả nước; qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng, cung cấp sản phẩm chăn nuôi an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước; đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng giá trị xuất khẩu mặt hàng thịt heo chính ngạch sang các nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025