Giá nông sản ngày 22/9/2022: Cà phê quay đầu giảm, tiêu đạt 67.000 đồng/kg
Giá dầu giảm mạnh, xăng E5RON92 về dưới 22.000 đồng mỗi lít / Du lịch Đà Nẵng sớm kết nối lại việc trao đổi khách với thị trường Nhật Bản
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 47.200 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 47.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 47.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 47.700 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 47.700 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 47.600 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 47.700 đồng/kg, 47.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 47.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 47.100 - 47.800 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Thanh Hoài
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2022 được ghi nhận tại mức 2.226 USD/tấn sau khi giảm 0,45% (tương đương 10 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 12/2022 tại New York đạt mức 221,3 US cent/pound, giảm 1,71% (tương đương 3,85 US cent).
Tháng 8, chỉ số giá cà phê toàn cầu được tổng hợp bởi ICO (I-CIP) đã tăng 4,9% so với tháng trước, lên mức trung bình 200,1 US cent/pound (tương ứng với mức giá dao động trong khoảng 187,3 - 214,7 US cent/pound).
Trong thời gian này, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ các nước sản xuất, giá cà phê thế giới tăng mạnh trên cả hai sàn London và New York.
Mới đây, Cục Xuất Nhập khẩu dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới. Lo ngại nguồn cung thiếu hụt sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự gia tăng của giá cà phê.
Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại châu Á đã dịu bớt, trong khi giá dầu thô giảm về dưới mức 100 USD/thùng khiến đầu cơ dịch chuyển dòng vốn sang các hàng hóa phái sinh khác, giúp giá cà phê hưởng lợi.
Theo khảo sát của Bloomberg, dự trữ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ giảm một nửa vào cuối tháng 9 so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng cà phê của Việt Nam cũng dự kiến sẽ giảm 6% xuống còn 1,72 triệu tấn trong giai đoạn 2022 - 2023.
Trong khi đó, Nhà Tư vấn - Phân tích Safras & Mercados cho rằng, sản lượng cà phê Brazil năm nay sẽ không đạt mức dự báo 61,1 triệu bao do hệ quả của những đợt sương giá và khô hạn năm ngoái.
Thị trường cà phê toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt nguồn cung bởi tình hình thời tiết khô hạn tại Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng.
Colombia cũng đang chật vật trong việc phục hồi các vườn các phê sau đợt tàn phá của những cơn mưa lớn. Trong khi đó, Honduras, Guatemala và Nicaragua đang cạn kiệt nguồn cung từ niên vụ 2021 - 2022.
Tại Costa Rica, niên vụ cà phê tiếp theo cũng được dự báo sẽ khó khăn. Đồng thời, tình hình hạn hán cũng ảnh hưởng tới sản lượng cà phê robusta của Uganda.
Giá nông sản ngày 22/9: Tiêu cao nhất đạt 67.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 65.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 67.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 66.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 64.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg.
Như vậy. giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đã ngưng đà giảm sau nhiều phiên giảm liên tiếp. Theo đánh giá lượng hàng tồn trong dân và tại các công ty, đại lý lớn còn khá nhiều. Tranh thủ giai đoạn này nhiều công ty của Việt Nam tăng cường nhập tiêu từ các nước. Theo dự tính lượng tồn kho trước khi bước vào vụ thu hoạch năm nay còn khoảng 100.000 tấn - một con số khá lớn khi xuất khẩu sang Trung Quốc chưa thể bứt phá.
8 tháng của năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 27.917 tấn, trong đó tiêu đen đạt 24.293 tấn, tiêu trắng đạt 3.624 tấn, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 44,9% tương đương 8.645 tấn.
Cambodia, Brazil và Indonesia tiếp tục là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam đạt 24.463 tấn, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 87,6%, trong đó nhập khẩu từ Cambodia đạt 12.221 tấn, tăng 168%, Brazil đạt 7.393 tấn, tăng 34,8%, Indonesia đạt 4.898 tấn, giảm 31,3%.
Về tình hình sản xuất trong nước, một số vùng trồng tại Việt Nam ghi nhận tiêu đang ra bông nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi.
Niên vụ 2021-2022, nông dân trồng tiêu phấn khởi vì hồ tiêu tăng giá trở lại sau nhiều năm ổn định ở mức thấp. Vài tháng trở lại đây, hồ tiêu có nhiều đợt giảm giá và hiện dao động ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg, giảm hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm giá tốt của vụ thu hoạch trước đó. Nguyên nhân, do thị trường xuất khẩu tuy đã khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo dự báo của một số doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thời gian tới, xuất khẩu hồ tiêu vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng căng thẳng chính trị tại Đông Âu và chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, sắp vào vụ thu hoạch mới với kỳ vọng đạt năng suất tốt hơn, các nhà xuất khẩu đang đẩy mạnh bán hàng để chuẩn bị cho vụ mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết