Gia tăng phòng vệ thương mại: Bài học cá basa 20 năm trước cần được xem xét lại
DNVN - Chia sẻ về sự tăng nhanh kim ngạch xuất - nhập khẩu kéo theo phòng vệ thương mại gia (PVTM) tăng, chuyên gia Nguyễn Thị Minh Phương, Trường Đại học Pomona (Hoa Kỳ) khuyến nghị: Mặt hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá 20 năm trước là một ví dụ cần được xem xét lại.
Ngành gỗ đang vào 'tầm ngắm' của các vụ kiện phòng vệ thương mại / Nhiều mặt hàng Việt xuất EU nguy cơ bị áp dụng phòng vệ thương mại
Vi phạm nguyên tắc thương mại công bằng ngày càng tinh vi, đa dạng
Chuyên gia Minh Phương cho rằng, đại dịch COVID-19 không cản được đà tăng trưởng xuất - nhập khẩu. Nếu quan sát trong 17 năm liên tiếp (2005-2021) có thể thấy tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu trung bình theo giá hiện hành cao hơn tăng trưởng GDP trung bình tương ứng 2,6 lần.
Đây là giai đoạn Việt Nam tham gia chủ động, tích cực, sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là cột mốc Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có 17 hiệp định thương mại, đầu tư được ký kết và có hiệu lực thực hiện. Các quan hệ đối tác, quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện được phát triển theo chiều sâu và liên tục tạo nền tảng để kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt cột mốc mới.
Vi phạm nguyên tắc thương mại công bằng ngày càng tinh vi, đa dạng
Theo dự báo, trong giai đoạn 2021-2030, có khả năng Việt Nam tăng gấp đôi kim ngạch xuất - nhập khẩu và đạt đến con số 1.000 tỷ USD. Điều này thể hiện Việt Nam khai thác hiệu quả lợi thế so sánh, mở rộng thị trường từ các hiệp định thương mại tự do và cải thiện năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Tình hình này có thể dẫn đến xuất hiện các biện pháp PVTM đối với xuất khẩu và Việt Nam cũng phải áp dụng các biện pháp PVTM đối với hàng nhập khẩu. Vai trò tăng cường của PVTM là cần thiết.
Danh mục mặt hàng xuất - nhập khẩu sẽ hướng chủ yếu theo 3 loại từ góc độ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Loại 1 là những mặt hàng sử dụng nhiều lợi thế so sánh tĩnh như đất đai, lao động trong nước sẵn có, dồi dào, điều kiện nguồn nước, khí hậu thuận lợi.
Loại 2 là nhóm các mặt hàng sử dụng nhiều lợi thế so sánh động như nguyên nhiên vật liệu, linh kiện nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, khó xác định chính sách và minh bạch nguồn gốc xuất xứ, hàng chuyển khẩu cho nên dễ bị đặt vấn đề về hàng gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp PVTM.
Loại 3 là nhóm các mặt hàng sử dụng nhiều đáng kể cả yếu tố thuộc về lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động, bao gồm nguồn lực tại chỗ, sẵn có và nguồn lực di chuyển từ bên ngoài vào như vốn đầu tư nước ngoài, máy móc thiết bị, công nghệ, đội ngũ quản trị hiện đại.
Chuyên gia Minh Phương nhấn mạnh: Tình trạng vi phạm các nguyên tắc thương mại công bằng có xu hướng ngày càng tinh vi, đa dạng, hiện tượng bán phá giá, bán hàng trợ cấp, lẫn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, lẫn tránh thuế nhập khẩu thông qua chuyển khẩu có thể gia tăng cùng với sự gia tăng nhanh chóng kim ngạch nhập khẩu. Các doanh nghiệp (DN) trong nước có thể bị thiệt hại vật chất hoặc bị đe doạ thiệt hại vật chất đáng kể.
Cần cơ chế cảnh báo sớm, xây dựng các kịch bản phòng vệ phù hợp
Việc tăng trưởng gia tốc PVTM, theo chuyên gia Trường Đại học Pomona, sẽ được dẫn dắt bởi các mặt hàng chủ lực, lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao. Điều này đòi hỏi phải cạnh tranh thành công với hàng thay thế nhập khẩu cũng như sự thu hẹp thị trường tương ứng của nước đối tác.
Cần cơ chế cảnh báo sớm, xây dựng các kịch bản phòng vệ phù hợp
Các quy định về PVTM Việt Nam cần tiếp tục cập nhật, bổ sung, hoàn thiện, minh bạch hoá để tạo chỗ dựa vững chắc trong điều tra, phán quyết vụ việc liên quan đến lẩn tránh biện pháp PVTM.
Cần vận hành hiệu quả cơ chế cảnh bảo sớm về nguy cơ áp dụng các biện pháp PVTM gồm nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Đầu tư thiết lập cơ chế cảnh báo tự động đến DN để có giải pháp thích ứng chủ động, tích cực.
Xây dựng các kịch bản ứng phó với các biện pháp PVTM nhất là nghiên cứu các tình huống áp dụng biện pháp PVTM đã có để xây dựng sẵn các kịch bản, khi xuất hiện tình huống là có phương án ứng phó kịp thời, tránh thụ động.
“Các doanh nghiệp cần tuân thủ tiêu chuẩn quản trị DN hiện đại, minh bạch, dữ liệu lưu trữ có hệ thống, khoa học và thuận tiện trong giải trình khi đối mặt với biện pháp PVTM. Bài học về mặt hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá 20 năm trước là một ví dụ cần được xem xét lại. Phương châm phòng ngừa các biện pháp PVTM trong cả xuất khẩu và nhập khẩu “từ sớm, từ xa, từ trước và từ đầu” cần được quán triệt đầy đủ”, chuyên gia Minh Phương nhấn mạnh.
Hà Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Cột tin quảng cáo