Thị trường

Hà Giang: Vươn lên làm giàu từ nuôi ong lấy mật

Tìm hiểu về phong trào thanh niên điển hình trong phong trào khởi nghiệp trên địa bàn, anh Hà Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi ong mật có quy mô lớn nhất, nhì tại địa phương. Ông chủ của hơn 120 đàn ong là anh Lục Văn Truân, sinh năm 1992, dân tộc Giáy, trú tại tổ 1, thị trấn Yên Minh (Yên Minh).

Thừa Thiên Huế: Tập trung sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế / Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế PVTM với sản phẩm gỗ: Những khuyến nghị với DN Việt

Anh Truân chia sẻ: “Bản thân tôi xác định phải làm giàu trên mảnh đất quê hương. Qua thời gian gây dựng, đến nay tôi đã có hơn 120 đàn ong, mang lại thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng…”.

Anh Truân kể với chúng tôi về câu chuyện hành trình khởi nghiệp nuôi ong lấy mật của mình. Trước đây, từ năm 2013 tôi từng làm tại một Công ty tư nhân ở Hà Nội chuyên về xử lý ảnh, nhưng thu nhập lại không ổn định. Do vậy, tôi quyết định trở về quê hương để tìm hướng phát triển mới cho bản thân. Năm 2014, tôi học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cùng bố đẻ đi tham quan thực tế tại các cơ sở nuôi ong trên vùng Cao nguyên đá.

Mô hình nuôi ong của anh Lục Văn Truân.

Mô hình nuôi ong của anh Lục Văn Truân.

Sau một thời gian học hỏi, tích lũy được kiến thức, kỹ thuật nuôi ong, tôi mạnh dạn thực hiện phát triển mô hình nuôi ong lấy mật. Ban đầu tôi vay vốn theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh với số tiền 50 triệu đồng để đầu tư gần 50 đàn ong, dần dần tôi lại tiếp tục đầu tư nâng số lượng đàn ong; đến nay, đã có trên 120 đàn, ong của tôi 100% là ong nội nên mật thơm đặc trưng, giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích…

Nhờ vị trí nuôi thuận lợi, nhiều hoa và lượng thức ăn dồi dào nên đàn ong cho nhiều mật. Mùa Hè, trung bình 14 ngày lấy mật một lần, mỗi đàn được 1 lít mật. Tùy từng thời điểm, thời tiết nên mỗi loại mật cho giá khác nhau, như: Mật hoa cỏ kim giá 120 nghìn đồng/lít; mật hoa rừng 200 nghìn đồng/lít và hoa Bạc hà giá 400 nghìn đồng/lít. Trừ chi phí, mỗi năm anh Truân thu về từ 100 - 120 triệu đồng.

Anh Truân chia sẻ thêm: “Nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi nuôi ong không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Mỗi ngày, người nuôi chỉ cần bỏ ra khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ để chăm sóc, vệ sinh thùng ong. Nhưng quá trình chăm sóc lại đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và nắm rõ đặc tính của ong như di chuyển, ăn, xây tổ, chia đàn... ”.

Không chỉ tạo nguồn thu nhập cho gia đình, mô hình nuôi ong của Truân còn tạo việc làm cho 2 lao động ở địa phương với mức thu nhập 100 – 200 nghìn đồng/mỗi lần quay lấy mật.

 

Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh cho biết: Anh Lục Văn Truân là một thanh niên tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn thị trấn, không những thế, Truân còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động do Đoàn thị trấn phát động. Lục Văn Truân xứng đáng là gương nổi bật để các đoàn viên, thanh niên khác học tập.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm