Hà Nội: Nữ giám đốc HTX trở thành tỷ phú nhờ trồng rau sạch
Nho Ninh Thuận vào mùa nhưng khó tiêu thụ / Vietnam Airlines giảm tần suất bay giữa Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng từ ngày 7/4-15/4
Cũng giống như bao gia đình khác ở vùng quê thuần nông, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, những năm trước đây, hộ gia đình anh chị Nguyễn Đăng Quý và Đặng Thị Cuối có xuất phát điểm kinh tế rất thấp, nghề sản xuất chính là sản suất nông nghiệp với cây lúa đóng vai trò chủ đạo, cùng với một số cây hoa màu khác như ngô, khoai, trồng thêm ít rau màu... năng suất cây trồng thấp nên đời sống của gia đình anh chị gặp rất nhiều khó khăn.
Quyết tâm thoát nghèo
Cần cù chăm chỉ nhưng cái nghèo cứ mãi đeo đẳng không dứt, chị Cuối quyết định tham gia xuất khẩu lao động, thực chất là đi làm thuê cho một trang trại nông nghiệp tại Đài Loan. Tại đây, họ trồng rau ứng dụng công nghệ cao theo một chu trình khép kín từ sản xuất đến siêu thị và bếp ăn.
Sau thời gian dài đi làm thuê, tích luỹ được chút vốn cùng với những kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật đã học được tại Đài Loan, năm 2017, chị Cuối trở về nước bàn với chồng khởi nghiệp với nghề trồng rau sạch.
Với số vốn ban đầu khoảng 500 triệu đồng, chị đã đầu xây dựng một khu nhà màng, nhà lưới trên diện tích 1.360m2 của gia đình. Cấu trúc nhà màng đơn giản, dễ lắp ráp, không cần làm móng, thanh treo tùy chọn phù hợp theo diện tích, hệ thống thông gió bên hông, nước tưới tự động qua hệ thống lọc.
Mỗi một nhà màng có mức đầu tư hơn 40 triệu đồng và khoảng 150 triệu đồng/sào, ban đầu anh chị đã mua vật tư để tự thi công. Quy trình gieo hạt từ trong ra ngoài, đóng cửa chờ thu hoạch và thu hoạch một lần từ ngoài vào trong, với việc có bẫy côn trùng ở 4 góc mái nhà màng, không tốn công chăm sóc, rau lại đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, để sản xuất rau sạch, bảo đảm chất lượng, toàn bộ giống rau được vợ chồng chị nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, còn đất thì được bón phân hoai mục. Sau hơn 4 tháng, rau lên xanh tốt và được thu hoạch lứa đầu tiên, nhưng khi đem ra chợ bán lại vấp phải sự nghi ngờ dùng thuốc kích thích của người tiêu dùng bởi "rau quá đẹp".
Không nản chí, hôm sau, chị vẫn mang rau ra chợ nhưng là để tặng cho tất cả mọi người chứ không bán, sau vài lần như vậy, nhiều người đã tìm đến tận vườn để tìm mua. "Đến lứa rau sau, tôi bán hết ngay tại ruộng", chị Cuối cho biết.
Khi hiệu quả của mô hình trồng rau sạch ngày một rõ rệt, với số vốn tích lũy và vay thêm từ ngân hàng, năm 2018, chị Cuối thuê 5ha đất của các hộ dân trên địa bàn xã Đan Phượng để mở rộng diện tích canh tác và thành lập HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý.Với tư duy “đầu tư một lần nhưng bền vững cho nhiều năm sau”,chịCuối xây dựng hơn 20 khu nhà màng, nhà lưới cùng hệ thống tưới nước tự động với kinh phí hơn 11 tỷ đồng.
Thành quả của sự cần cù
Toàn bộ hệ thống nhà màng của HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đều sử dụng phân bón hữu cơ, không lên luống, xử lý nấm bệnh bằng máy đốt dùng khí ga, gieo hạt bằng máy từ trong ra ngoài, gieo xong đóng cửa, tưới giữ ẩm bằng pép phun sương chờ ngày thu hoạch.
Với các loại rau ăn lá như rau cải, xà lách, rau dền, rau muống …, từ 15 - 18 ngày sau gieo hạt là được thu hoạch, năng suất bình quân 500 kg/nhà màng 100m2/lứa, giá bán 20.000 đồng/kg, một nhà màng sản xuất được trên 10 lứa rau/năm, đây là mô hình có thu nhập rất cao và ổn định.
Ngoài hệ thống nhà màng, phần diện tích còn lại, gia đình anh chị Cuối trồng măng tây xanh, súp lơ lấy ngồng , trồng ngô lấy quả non và ngọn... Diện tích này dùng màng phủ nylon, hệ thống tưới nhỏ giọt cho sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Theo chị Cuối, trồng rau trong nhà màng không chỉ mang lại năng suất cao gấp 3 lần so với phương pháp truyền thống mà việc ứng dụng công nghệ cao còn đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm.
Hiện, mỗi ngày HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý cung cấp cho 16 trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm khoảng 2-4 tấn rau xanh các loại, thu về từ 50 - 100 triệu đồng.
Hầu hết sản phẩm của HTX được các đơn vị đặt hàng ngay từ vườn với giá thành ổn định. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh của HTX có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây.
Việc các trường cho học sinh nghỉ học, rồi thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội nên việc giao nhận rau hiện nay hoàn toàn do các cửa hàng cử người về tận nơi lấy và giao hàng online cho các khách hàng.
"Rau của HTX sản xuất ra đến đâu bán hết tới đó, nhưng chúng tôi vẫn xuất bán với mức giá bình ổn, thậm chí còn giảm để các mối hàng bán rau tới tay người tiêu dùng bằng với mức giá xuất bán từ HTX. Mỗi tuần, chúng tôi kết hợp đem hàng đến 3, 4 chung cư, mỗi chung cư 1-2 lần", Giám đốc Đặng Thị Cuối cho hay.
Tới đây, HTX sẽ thuê thêm 2 mẫu ruộng để trồng dâu tây, cà chua bi đỏ, cà chua bi vàng. Trong đó, mô hình trồng dâu tây sẽ kết hợp làm du lịch.Việc áp dụng mô hình sản xuất rau hữu cơứng dụng công nghệ cao tuy lúc đầu vốn đầu tư khá lớn nhưng về lâu dài mang lại nhiều lợi ích.
Nguyên nhân là bởi sẽtránh được tác hại của thời tiết và không phải sử dụng thuốc hóa học do không có sâu bệnh trong quá trình canh tác giảm nhiều chi phí. Mô hình đầu tư đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng và hoàn toàn có thể nhân rộng ra trên địa bàn và các tỉnh khác.
Không chỉ tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý còn tạo việc làm cho hơn 10 lao động, với mức thu nhập 5-10 triệu đồng/người/tháng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương