Hạt gạo Việt và câu chuyện "chiếu dưới" sau 30 năm xuất khẩu
Hướng đi mới cho nhân lực vùng dân tộc thiểu số, miền núi / 'Cú hích' nâng tầm ngành chăn nuôi
Người tiêu dùng thờ ơ thương hiệu gạo Việt Nam
Có thể nói, chưa khi nào ngành lúa gạo lại đón nhận nhiều tin tốt như thời điểm này. Chỉ hơn 1 tuần nữa, những lô gạo hưởng thuế xuất 0% sẽ lên đường đi EU với giá khá cao 1.000 USD/tấn, kéo theo đó là cơ hội mỗi năm có khoảng 80.000 tấn gạo các loại vào thị trường này.
Tháng 8 vừa qua, gạo Việt đã leo lên mức giá khoảng 490 USD/tấn, cao nhất kể từ năm 2011, thậm chí có thời điểm giá gạo của Việt Nam cao hơn gạo của Thái Lan, đối thủ cạnh tranh của nước ta cả ở trong và ngoài nước.
Ngoài yếu tố thị trường thuận lợi, đây là kết quả công cuộc tái cơ cấu ngành lúa gạo những năm gần đây. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành, đây cũng là thời điểm thích hợp đưa ra chiến lược bài bản khẳng định thương hiệu gạo Việt trên thị trường, thay vì theo đuổi sản sản lượng như trước đây.
Vì sao gạo Việt vẫn chưa có thương hiệu sau 30 năm xuất khẩu?
Việt Nam đã xuất khẩu gạo 30 năm nay, nhưng để tên thương hiệu đi vào lòng người tiêu dùng, kết quả chỉ là những loại gạo đặc sản, gắn với địa phương vùng miền, chứ không hề có dấu ấn của thương hiệu hay tên tuổi của một doanh nghiệp, hay một tổ chức sản xuất gạo bài bản chuyên nghiệp nào.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã nhận thức rõ thương hiệu gạo Việt đóng vai trò quan trọng. (Ảnh: Dân trí)
Tại thị trường lớn, khách hàng nước ngoài chỉ biết đến gạo Thái Lan, chứ không hề biết đến gạo Việt Nam. Câu chuyện này không mới, nhưng lại rất thấm thía với một doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Những công hàng đầu tiên của doanh nghiệp đã xuất sang Nga 2 năm trước gần như cho không, vì người tiêu dùng chỉ dùng gạo Thái Lan, còn gạo Việt Nam thì họ không mua.
Tuy nhiên, sau khi dùng thử, người tiêu dùng Nga đã dần tin dùng gạo của doanh nghiệp này và hiện nay doanh nghiệp vẫn xuất khẩu gạo đều đều vào Nga.
Theo chuyên gia, trước đây doanh nghiệp của nước ta thường chạy theo sản lượng và giá rẻ để bán hàng, vì vậy thương hiệu không chú trọng là điều dễ hiểu.
Ngoài ra theo các doanh nghiệp, từ trước tới nay, hệ thống chính sách của Việt Nam cũng chưa đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp phát triển thương hiệu gạo của mình.
Doanh nghiệp gạo muốn đưa thương hiệu ra thị trường phải thỏa mãn nhiều tiêu chí
Hiện các doanh nghiệp đã nhận thức rõ thương hiệu đóng vai trò quan trọng, nhất là đã bắt đầu chú trọng vào phân khúc thị trường cao cấp. Để có các bạn hàng chấp nhận thương hiệu, doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo một hệ thống quy chuẩn khắt khe và chặt chẽ.
Tháng 8 vừa qua, gạo Việt đã leo lên mức giá khoảng 490 USD/tấn. (Ảnh minh họa: NLĐ)
Trên thị trường gạo thế giới, các nhà nhập khẩu lớn thường sử dụng thương quyền của họ giao cho các nước như: Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan đóng vào hàng để họ phân phối, để họ kiểm soát thị trường một cách thống nhất. Việc này diễn ra từ lâu nay và đây chính là trở ngại lớn cho doanh nghiệp Việt Nam muốn mang tên sản phẩm của mình ra nước ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp cho rằng phải hướng tới việc xây dựng hệ thống phân phối riêng của mình, từ thị trường nội địa thì sẽ vươn ra được nước ngoài.
Ngoài ra theo các doanh nghiệp, chính phủ cần có chế tài đủ mạnh kiểm soát các doanh nghiệp thực hiện đúng những gì doanh nghiệp cam kết và công bố. Vì trong hàng trăm doanh nghiệp mà chỉ vài doanh nghiệp làm đúng, làm tốt thì cũng không thể tạo nên thương hiệu gạo cho Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo