Ngành bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng nóng nhờ tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Bán lẻ truyền thống đang ở thời điểm 'sinh tử' / Doanh nghiệp xây dựng nền tảng bán lẻ bền vững
Theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước tính đạt 381,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2% so với tháng trước và giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý II/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.177,6 nghìn tỷ đồng, giảm 8,4% so với quý trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 956,8 nghìn tỷ đồng, giảm 7% so với quý trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù chúng ta đang phải chịu những hậu quả nặng nề từ dịch bệnh COVID-19, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn đưa ra dự báo Việt Nam sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai trong ASEAN với GDP tăng 6,5% vào năm 2021, cao hơn mức trung bình toàn cầu (hiện mức tăng trưởng GDP trung bình toàn cầu là 6%).
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, ngành bán lẻ có triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2021. Và mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán lẻ 2021.
PHS ước tính tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ theo hai kịch bản. Với kịch bản tiêm chủng vaccine toàn dân được triển khai trong quý III/2021, tốc độ tăng trưởng bán ngành lẻ Việt Nam có thể đạt 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kịch bản 2, tiêm chủng vaccine toàn dân được triển khai trong quý IV/2021, tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ Việt Nam có thể đạt 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành bán lẻ Việt Nam có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Cũng theo PHS, các kênh thương mại hiện đại có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam thời gian tới. Mặc dù kênh bán lẻ truyền thống chiếm 74%, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 1%, trong khi kênh bán lẻ hiện đại chiếm 26% thị phần nhưng đang tăng trưởng hai con số ở mức 11.8%/năm. Kênh bán lẻ hiện đại sẽ “soán ngôi” kênh bán lẻ truyền thống trong thời gian tới.
Cụ thể, PHS nhận định, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa theo các loại hình phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị…) có thể đạt 50% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng số cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini giai đoạn 2017-2021 cao nhất Đông Nam Á, khoảng 37.4%.
Tổ chức khảo sát, nghiên cứu và công bố dữ liệu kinh tế thương mại toàn cầu Trading Economics cũng đưa ra nhận định, doanh số bán lẻ của Việt Nam dự báo tăng 11% trong năm 2021, vượt xa nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Thực tế cho thấy, mặc dù là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch nhưng các doanh nghiệp bán lẻ vẫn đang cho thấy tín hiệu lạc quan. Vẫn có nhiều doanh nghiệp có được sự tăng trưởng tốt ngay trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất. Một ví dụ điển hình đó là ông ty cổ phần Tập đoàn Masan khi mà doanh thu thuần hợp nhất quý I/2021 của doanh nghiệp này đạt tới 19.977 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo nhận định của các chuyên gia, đến cuối năm 2021, đầu năm 2022, khi tỷ lệ tiêm vaccine của nước ta được tăng lên và đạt được miễn dịch cộng đồng thì ngành bán lẻ nội địa sẻ có những bước khởi sắc, hồi phục và phát triển tốt hơn do người dân sẽ an tâm hơn trong việc mua sắm tại nơi công cộng.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh trong một thời gian dài, khiến cho thu nhập bị giảm sút. Thói quen và nhu cầu mua sắm của người dân cũng có nhiều thay đổi. Theo dự báo của VinaCapital, các cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng thêm doanh thu khi nền kinh tế mở cửa trở lại do nhu cầu bị dồn nén. Các quốc gia trên thế giới cũng chứng kiến sự bùng nổ khi nền kinh tế mở cửa trở lại, được thúc đẩy bởi nhu cầu lớn bị dồn nén ở hầu hết sản phẩm. Dù vậy triển vọng phục hồi ở Việt Nam khó bùng nổ vì tích lũy của người dân chưa đủ lớn để giải phóng nhu cầu khi mở cửa trở lại.
Đứng trước sự thay đổi rất lớn về thói quen, hành vi và nhu cầu của thị trường, để khôi phục lại ngành bán lẻ trong thời gian tới, song song với việc đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ vaccine thiết nghĩ các nhà bán lẻ cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại thị trường và có những chiến lược, định hướng cũng như cách thức mới về sản phẩm cũng như bán hàng để phù hợp với tình hình mới đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và xây dựng một thị trường bán lẻ cạnh tranh lành mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025