Thị trường

Ngành Công thương đặt mục tiêu xuất khẩu 265 tỷ USD năm 2019

2018 là năm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của ngành Công Thương, khi tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Năm 2019, mục tiêu xuất khẩu ngành Công Thương đặt ra 265 tỷ USD.

Trái cây Trung Quốc chiếm 15% chợ đầu mối Thủ Đức / VPBank đạt lợi nhuận đạt hơn 9.200 tỷ đồng năm 2018, với tỷ suất sinh lời ROE và ROA đạt 22,9% và 2,5%

Sáng 17/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019 của Bộ Công Thương.
Báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2018 của Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào bức tranh tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước, qua đó góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát và cải thiện cán cân thanh toán.
Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 482,236 tỷ USD, tăng 12,64% so với năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đặt ra (chỉ tiêu Quốc hội giao tăng 7 - 8%; chỉ tiêu Chính phủ giao tăng 8 - 10%).
Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 482,236 tỷ USD, tăng 12,64% so với năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD.
Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2018 ước đạt 482,236 tỷ USD, tăng 12,64% so với năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD.


Nhập khẩu được kiểm soát tốt, cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ 3 liên tiếp. Kim ngạch nhập khẩu năm 2018 ước đạt 237,5 tỷ USD, tăng 11,5%;

Thặng dư thương mại năm 2018 đạt khoảng 7,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

 

Năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2015 tăng lên thành 23 mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 87%. Đến năm 2016 đã tăng lên 25 mặt hàng với tỷ trọng chiếm 88,7%% và đến năm 2018 là 29 mặt hàng (trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm 91,67% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, đặc biệt tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc - New Zealand.

Đặc biệt là Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (năm 2017 xuất siêu 32,24 tỷ USD thì tới năm 2018 đã xuất siêu 34,7 tỷ USD); EU (năm 2017 xuất siêu 26,14 tỷ USD đã tăng lên 28,7 tỷ USD vào năm 2018).

Cán cân thương mại năm 2018 đã duy trì xuất siêu với mức thặng dư kỷ lục. Với việc thúc đẩy xuất khẩu gắn với tái cấu túc sản xuất trong nước và kiểm soát tốt khâu nhập khẩu như nêu trên, cán cân thương mại năm 2018 đã duy trì xuất siêu với mức thặng dư kỷ lục.

Năm 2019, ngành công thương đặt mục tiêu xuất khẩu 265 tỷ USD, tăng 8 – 10% so với năm 2018; nhập khẩu 268 tỷ USD, nhập siêu ước 3 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức dưới 2%.

 

Theo baodautu.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm