Ngành thời trang Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của các "cá mập"
Sơn La: Phát triển HTX góp phần xóa đói giảm nghèo / Hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc trình diễn sản phẩm tại triển lãm SEOUL MADE
Sự xuất hiện liên tục của các thương hiệu không chỉ cho thấy tiềm năng lớn của ngành bán lẻ thời trang Việt Nam mà cuộc chạy đua cạnh tranh giành thị phần trong lĩnh vực này cũng đang nóng lên từng ngày.
Ảnh minh họa.
Cửa hàng rộng đến 3.000 m2 của Uniqlo không chỉ thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á mà còn là cửa hàng kiểu mẫu của hãng này trong khu vực. Theo đại diện hãng, Việt Nam là thị trường tiềm năng nhất, cơ sở sản xuất quan trọng hàng đầu của hãng.
Không chỉ bán lẻ, đến nay, sản lượng sản xuất của Uniqlo tại Việt Nam để xuất đi thế giới cũng đã ở mức 3 tỷ USD.
Tính trung bình, người Việt chi tới 1,8 tỷ đồng mỗi ngày để mua các thương hiệu thời trang ngoại. Ví dụ như theo báo cáo tài chính của Zara Việt Nam, doanh thu năm 2018 vượt 1.700 tỷ đồng. Trong khi với 4 cửa hàng vào năm 2018, H&M đã đem về cho mình hơn 658 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với mới khai trương.
Theo nghiên cứu của Seedcom, quy mô ngành thời trang Việt Nam dự kiến sẽ đạt con số 7 tỷ USD vào năm 2023. Do dó, thị trường sắp tới được dự báo sẽ tiếp tục sôi động hơn bởi sự cạnh tranh của các ông lớn, cũng như mở rộng độ phủ bằng việc gia tăng chuỗi cửa hàng trên toàn Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD