Nhập khẩu thịt lợn và xuất khẩu thịt gà sang Nga
Đắk Lắk: Thu nhập khá nhờ trồng nấm hữu cơ / Đắk Lắk: Thu nhập cao từ nuôi gà lôi
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, hiện tại cơ cấu sản lượng một số loại thịt của Việt Nam đang mất cân đối. Trong đó, sản lượng thịt lợn thiếu hụt so với nhu cầu, do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi diễn ra năm trước. Trong khi, sản lượng thịt gia cầm lại tăng quá mạnh, hơn 16% so với năm trước, khiến cung vượt cầu và giá thịt gia cầm đang giảm sâu.
Hiện nay, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp tái đàn gắn với an toàn sinh học, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi, Chính phủ, Bộ NN&PTNT đang khuyến khích tăng cường nhập khẩu để bình ổn mặt hàng thịt lợn trong nước.
Mặc dù số liệu thống kê nhập khẩu thịt lợn năm 2019 và đầu năm 2020 của Việt Nam quy theo tỷ lệ phần trăm so với các năm trước tăng rất cao, nhưng nếu tính theo sản lượng còn rất nhỏ so với tổng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn hàng năm của cả nước. Ngoài việc tăng cường nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Brazil, Hàn Quốc..., Bộ NN&PTNT cũng đã hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu đối với Tập đoàn Miratorg - doanh nghiệp sản xuất thịt lợn lớn nhất Liên bang Nga.
“Trước mắt, Việt Nam đang có nhu cầu cao về thịt lợn, thịt bò, nếu doanh nghiệp có khả năng cung ứng cần đẩy nhanh việc xuất khẩu, bởi đây là cơ hội tốt mở rộng hợp tác giữa hai bên. Có những nông sản như thịt lợn mà rẻ hơn, Việt Nam sẵn sàng nhập để dành nguồn lực cho các sản phẩm lợi thế khác như cá, tôm để xuất khẩu đi nước khác”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.
Ở chiều xuất khẩu, Nga sẽ là thị trường tiềm năng của nhiều loại nông sản của Việt Nam, đặc biệt là thịt gà. “Với thị trường 140 triệu người dân, Nga không sản xuất cá tra, không có nhiều tôm, cà phê… - những sản vật nông sản của Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm nông nghiệp giữa hai nước mang tính bổ trợ cho nhau chứ không xung đột. Tập đoàn Miratorg đứng ra làm trung gian cầu nối nhập những nông sản mà Nga không có để cung ứng cho người dân Nga sẽ “thắng lợi kép”, qua đó hai bên cùng phát triển. Do đó, thông qua việc kết nối Tập đoàn Miratorg và Tập đoàn Masan, hai doanh nghiệp hàng đầu trong chăn nuôi, chế biến và phân phối thịt lợn của Nga và Việt Nam, Bộ NN&PTNT đề nghị hai đơn vị nhanh chóng kết nối, thương thảo hợp đồng để sớm đưa các sản phẩm thịt lợn của Nga tới tay người tiêu dùng, góp phần giảm áp lực nguồn cung thịt lợn trong nước”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho hay, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu từ các nước trên 25.000 tấn thịt lợn, trong khi cả năm 2019 chỉ khoảng 67.000 tấn. Ngoài Tập đoàn Miratorg, hiện Cục Thú y cũng đang đề nghị hai doanh nghiệp khác của Liên bang Nga hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ông Long, ngay sau khi Việt Nam cho phép nhập khẩu thịt lợn từ Nga, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga cũng có thông báo chính thức cho phép nhập khẩu thịt gà chế biến từ Việt Nam. Đến nay, Cục Thú y Việt Nam và Liên bang Nga đã thống nhất mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch, các điều kiện an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Để xuất khẩu sang thị trường Nga, doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc về an toàn dịch bệnh của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Liên bang Nga, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế và Nga. Trước mắt, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên được phía Nga cấp phép cho xuất khẩu các sản phẩm thịt gà chế biến sang thị trường này.
“Trong thời gian sớm nhất, Cục Thú y và Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam sẽ hoàn thành các thủ tục để lô hàng thịt gà đầu tiên được xuất khẩu sang Nga theo tinh thần chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. Việc thịt gà chế biến được cấp phép chính thức xuất khẩu sang Nga sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng các nước trong Liên minh Kinh tế Á - Âu, bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan”, ông Long khẳng định.
Ngoài thị trường Nga, thịt gà chế biến của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản từ vài năm nay. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thịt gà chế biến đạt trên 11 triệu USD. Dự kiến trong năm nay, chắc chắn kim ngạch xuất khẩu thịt gà Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều.
Đại diện Tập đoàn Miratorg cho biết, bình quân mỗi năm, Liên bang Nga xuất khẩu khoảng 1,8 triệu tấn thịt bò, 1,6 triệu tấn thịt gà và 3,6 triệu tấn thịt lợn. Riêng Tập đoàn Miratorg năm 2020 có công suất sản xuất dự kiến đạt 400.000 tấn thịt lợn (sau 2 năm nữa sẽ tăng lên 900.000 tấn), 200.000 tấn thịt bò và 350.000 tấn thịt gà. Sau khi được các cơ quan chức năng Việt Nam cho phép, Tập đoàn Miratorg đã xuất khẩu những lô thịt lợn đầu tiên vào Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, phía Miratorg đã xuất khẩu sang thị trường Việt Nam gần 3.300 tấn thịt lợn, trong đó lô thịt lợn đầu tiên trên 200 tấn đã về tới Việt Nam ngày 7/3 vừa qua. Tập đoàn Miratorg kỳ vọng trong năm 2020 này sẽ xuất khẩu sang thị trường Việt Nam trên 50.000 tấn thịt lợn và tăng dần ở các năm tiếp theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Ra mắt liên minh đổi mới đối tác AI tạo sinh
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Nguồn thịt lợn từ Nga sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn rất lớn của Việt Nam (Ảnh: Internet)