Sản xuất, chế biến hiệu quả và bền vững: Hướng đi cho rau quả Việt
JCCI: Chính phủ Việt Nam cần xác định nghiêm ngặt các công ty xuất khẩu lao động bất hợp pháp / Cộng đồng DN Nhật Bản: Việt Nam cần làm rõ cơ chế chia sẻ rủi ro trong PPP
Tại vườn vú sữa của ông Nguyễn Văn Thiên (Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp Quyết Thắng, tỉnh Sóc Trăng) vào những ngày cận Tết, năng suất quả đạt cao chưa từng có. Ông phấn khởi cho biết, nhờ làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tỷ lệ quả đã tăng 30% so với cách làm truyền thống.
Quả vú sữa đang chuẩn bị được xuất khẩu đi Mỹ. Không chỉ xuất khẩu sang thị trường Mỹ và chinh phục được các thị trường khó tính, cách làm hiện nay còn giúp ngành trái cây Việt Nam sản xuất hiệu quả và bền vững. Bền vững là vì với quy trình bao trái bài bản như vậy, có rất ít sâu bệnh tấn công, việc lạm dụng thuốc hóa học gần như không xảy ra. Nếu như trước đây vú sữa sản xuất theo cách thông thường chỉ bán được với giá 3.000 đồng/kg, nay những sản phẩm sạch khi xuất khẩu có giá bán cao hơn gấp nhiều lần. Hiệu quả của cách làm này đã được chứng minh.
Cùng với khâu sản xuất, quy trình chế biến rau quả trong thời gian qua cũng có nhiều đổi mới. Nếu như nông dân có ý thức về việc sản xuất sạch, các nhà máy rau quả lại quan tâm hơn trong việc chế biến sâu thay vì xuất khẩu sản phẩm thô như trước đây.
Trong hơn 40 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông sản mà Việt Nam đạt được, mặt hàng rau quả chiếm gần 10%. Đây là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh và liên tiếp trong nhiều năm qua. Năm 2020, mục tiêu của ngành rau quả là phấn đấu đạt 5 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu. Với sự đồng hành của các thành phần trong chuỗi, đặc biệt bằng những chuyển biến tích cực từ khâu sản xuất, chế biến cho đến chinh phục được các thị trường khó tính, ngành hàng rau quả Việt kỳ vọng sẽ sớm đạt được kế hoạch đề ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo