Thị trường

Sự chuyển mình tích cực của ngành nhôm Việt năm 2019

Quyết định điều tra chống phá giá đối với nhôm Trung Quốc là động thái đầu tiên từ phía chính quyền báo hiệu cho sụ chuyển mình tích cực của ngành nhôm Việt trong năm 2019.

CLIP: Hoa đào, hoa mai giả giá 'cắt cổ' vẫn đắt khách ngày Tết / CLIP: Quất tí hon được bán với giá 4 triệu đồng/cây tại chợ Tết

Chuyển biến “lớn” của ngành nhôm: Xiết chặt quản lý để bảo vệ nhôm trong nước

Trong 2 năm gần đây, ngành sản xuất nhôm Việt Nam liên tục phát triển và được đẩy mạnh. Tuy nhiên, giá nhôm Việt năm 2018 vẫn tiếp tục tăng theo xu hướng chung của ngành. Ngày 3/10/2018, khi hãng Norsk Hydro (Na Uy) công bố sẽ tạm dừng sản xuất và cho nghỉ việc 4.700 nhân công tại nhà máy luyện Alumina lớn nhất thế giới, và cơ sở Alunorte của Brazil cắt giảm một nửa công suất hoạt động do những tranh chấp liên quan đến môi trường, giá nhôm và alumina trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tăng vọt

Mặt khác, sức ép từ thị trường nhôm Trung Quốc lên thị trường nhôm Việt vẫn tiếp tục gia tăng khi nước này đang dư cung với mức tồn kho lên đến 16 triệu tấn. Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ trong 4 tháng đầu năm, sản lượng nhôm của nước này là 10,89 triệu tấn nhôm và được dự đoán sẽ tăng thêm nữa vào năm 2019. Vì thế, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhôm một cách ồ ạt với mức giá rẻ trong thời gian tới để giải phóng tồn kho. Điều này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thị trường nhôm thế giới, và Việt Nam - nước láng giềng là nước chịu ảnh hướng lớn nhất.

Sự chuyển mình tích cực của ngành nhôm Việt năm 2019 - 1
Nhôm Trung Quốc dư thừa sẽ ồ ạt xuất khẩu ra thị trường

Trước tình trạng này, nhiều quốc gia đã có động thái can thiệp để bảo vệ nhôm sản xuất trong nước. Cụ thể, ngày 08/03/2018, Mỹ đã áp đặt mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu. Đến tháng 11/2018, Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ tiếp tục tăng mức thuế áp dụng cho sản phẩm hợp kim nhôm Trung Quốc, mức dao động từ 96,3% đến 176,2%. Australia, Colombia, Canada... cũng tiếp nối thực hiện các biện pháp tăng thuế tương tự.

Tại Việt Nam, sau khi nhận được đề nghị từ 4 doanh nghiệp được coi là đại diện của ngành nhôm là Tập đoàn Austdoor, Sông Hồng, Tung Yang và Mienhua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình xuất xứ từ Trung Quốc. Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá là từ 1-1-2018 đến 31-12-2018. Thời kỳ điều tra xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước là từ 1-1-2015 đến ngày 31-12-2018. Đây là vụ việc điều tra chống bán phá giá đầu tiên trong năm 2019. Trước đây, Việt Nam mới chỉ thực hiện được một số vụ điều tra chống bán phá giá liên quan đến sản phẩm thép Trung Quốc.

Hiện tại, trong khi các sản phẩm nhôm trong nước đang phải chịu kiểm định nguồn gốc, quy trình sản xuất và chất lương xuất xưởng khắt khe thì sản phẩm nhôm Trung Quốc lại không chịu bất cứ kiểm định nào khi nhập khẩu. Không ít nhà phân phối vì chạy theo lợi nhuận đã tạo điều kiện cho các sản phẩm nhôm giá rẻ kém chất lượng tràn vào thị trường nội địa. Quyết định điều tra chống phá giá đối với sản phẩm nhôm Trung Quốc là động thái tích cực đầu tiên từ phía chính quyền để đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước.

Doanh nghiệp Việt và bài toán “giữ mình” hay “liều lĩnh” xông pha

Thị trường nhôm Việt vốn được đánh giá là “bát nháo” và có nhiều biến động nay lại càng khó khăn thêm khi nhôm Trung Quốc được trợ cấp tăng mức hoàn thuế. Đây sẽ là khoảng thời gian mà các nhà sản xuất nhôm Việt cần khẳng định “bản lĩnh” dám nghĩ dám làm, dám đầu tư bài bản để phát triển. Thay vì cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp nhôm Việt cần đưa tới cơ hội lợi nhuận bền vững, đồng hành lâu dài cùng đại lý và mang tới cho người sử dụng những sản phẩm cửa nhôm chất lượng.

 

Sự chuyển mình tích cực của ngành nhôm Việt năm 2019 - 2
Các thương hiệu nhôm Việt đã khẳng định năng lực và bản lĩnh của mình

Điểm sáng cho năm 2019 là một số thương hiệu nhôm Việt đã dần khẳng định được mình “đủ lực” sản xuất, tiên phong cho sự phát triển của ngành nhôm nước nhà. Tiêu biểu có thể kể đến thương hiệu Topal - Cửa nhôm đồng bộ của Tập đoàn Austdoor. Các sản phẩm Topal Slima và Topal Prima được nghiên cứu phát triển riêng, phù hợp cho người Việt đã nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Bên cạnh những lợi ích vượt trội của cửa nhôm đồng bộ mang lại trong quá trình sử dụng như độ bền, tính thẩm mỹ và tối ưu các tính năng hoạt động, Topal còn để lại ấn tượng bởi thiết kế đột phá 100% “made in Vietnam”. Không dừng lại ở cải tiến sản phẩm, Topal còn mang tới hệ thống phân phối và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, góp phần kiến tạo nên những chuẩn mực mới ngành nhôm xây dựng tại Việt Nam.

Sự chuyển mình tích cực của ngành nhôm Việt năm 2019 - 3
Thương hiệu Topal - Cửa nhôm đồng bộ ấn tượng với thiết kế đột phá 100% “made in Vietnam

Trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ có sự tiến bộ vượt bậc. Các doanh nghiệp sản xuất nhôm Việt cần phát triển thêm nhiều hệ nhôm cao cấp, tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tạo lợi thế cạnh tranh của thương hiệu và các doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời cũng cần tăng ý thức tự vệ, bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu quy trình sản xuất để có chi phí hợp lý, thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm