Tìm đầu ra cho sản phẩm mây tre đan
Giá hải sản giảm mạnh, ngư dân gặp nhiều khó khăn / Giá vàng hôm nay (10/4): Tăng trở lại
Mất nguồn thu nhập
Nếu như mọi năm, sau những ngày Tết Nguyên đán, chị Hoàng Thị Nga ở xã Quảng Phú đã nhận nguyên vật liệu, chỉ tiêu sản phẩm về nhà sản xuất các mặt hàng mây tre đan. Ngoài thời gian ra đồng chăm sóc lúa, hoa màu, thời gian còn lại, chị tất bật với công việc làm sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Với nguồn thu nhập hơn 4 triệu đồng mỗi tháng, vợ chồng chị Nga có điều kiện nuôi con ăn học và trang trải sinh hoạt gia đình.
Tuy nhiên, từ khi xảy ra dịch bệnh Covid -19 đến nay, chị Nga cũng như nhiều lao động của HTX Bao La bị “thất nghiệp", không có nguồn thu nhập ổn định, buộc phải chuyển sang phụ hồ để trang trải sinh hoạt. “Công việc phụ hồ không thường xuyên, lại vất vả không phù hợp với tôi và các lao động đã từng quen nghề sản xuất mây tre đan, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vốn nhẹ nhàng và cần có kỹ thuật. Dù rất vất vả khi phải làm công việc phụ hồ mệt nhọc, nhưng để duy trì cuộc sống, chúng tôi buộc phải làm. Chỉ mong dịch Covid-19 sớm qua, HTX có đơn hàng thì những người lao động như chúng tôi có việc làm, ổn định cuộc sống”, chị Nga bày tỏ.
Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Phạm Văn Lợi chia sẻ, đan lát là nghề truyền thống từ bao đời nay, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm hộ dân ở xã Quảng Phú và một số địa phương ở huyện Quảng Điền. Chính quyền địa phương đã kết nối với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Các sản phẩm ngày càng cải tiến, đa dạng mẫu mã… đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, giải quyết việc làm cho khoảng 140 lao động địa phương. Từ hơn 5 năm nay, các mặt hàng đan lát mây tre đancủa HTX Bao La có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Trung Quốc, Nhật Bản với 70% số lượng sản phẩm.
Cùng với làng Bao La của xã Quảng Phú, làng Thủy Lập (xã Quảng Lợi) được biết đến như “cái nôi” của nghề mây tre đancủa huyện Quảng Điền từ hàng trăm năm nay, với các sản phẩm đan lát truyền thống như thúng, mủng, rổ, rá… Phát huy làng nghề truyền thống, huyện Quảng Điền đã thành lập cơ sở sản xuấtmây tre đanvới các sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu như bàn, ghế, tủ… thu hút hàng trăm lao động, thu nhập bình quân mỗi người 4-5 triệu đồng/tháng.
Từ ngày dịch bệnh Covid-19 xảy ra, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các HTX, cơ sở nghề sản xuất mây tre đanở Quảng Điền bị ngừng trệ do không thể xuất khẩu, nhất là sang Trung Quốc. Gần một nửa lao động phải tạm ngừng công việc, mất nguồn thu nhập.
Tìm hướng mở rộng thị trường
Giám đốc HTX mây tre đanBao La Võ Văn Dinh thông tin, thường như mọi năm, những ngày sau Tết, HTX đã tiếp nhận 4-5 hợp đồng đặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước. Nguồn lao động tại chỗ hơn 70 người không thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, đơn vị phải huy động thêm 70 người thường xuyên nhận hàng làm tại nhà và nhiều lao động thời vụ để tạo ra nguồn sản phẩm đáp ứng theo hợp đồng của đối tác.
Riêng năm nay, đến thời điểm này, HTX vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng nào từ các đối tác. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các doanh nghiệp không thu mua sản phẩm xuất khẩu sang các nước, nhất là thị trường Trung Quốc chiếm đến 70% số lượng các mặt hàng của HTX.
Sản phẩm mây tre đan của HTX Bao La đẹp về mẫu mã và chất lượng (Ảnh: Tư liệu)
Ông Dinh cho rằng, đây chỉ là “sự cố tạm thời”, hoạt động SXKD của HTX sẽ ổn định trong thời gian tới khi dịch bệnh Covid-19 được đẩy lùi. Trước mắt, để duy trì hoạt động SXKD, tạo việc làm ổn định cho người dân, HTX đã kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong nước. Đơn vị duy trì 70 lao động tại chỗ tiếp tục làm việc, tạo ra nguồn sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Số lao động này vẫn duy trì công suất, số lượng sản phẩm theo quy định, được HTX trả mức lương như trước, theo tinh thần không để giảm nguồn thu nhập của lao động.
“Đối với các lao động làm việc tại nhà, HTX tuyên truyền, vận động bà con yên tâm, sẽ được giao chỉ tiêu sản phẩm trong thời gian sớm nhất. Theo đó, HTX thường xuyên kết nối với các doanh nghiệp đối tác để hợp đồng thu mua sản phẩm xuất khẩu. Đáng chú ý, một số doanh nghiệp đối tác cũng đang triển khai mở rộng thị trường tiêu thụ tại các nước không có dịch, hoặc dịch trong tầm kiểm soát để xuất khẩu sản phẩm”, Giám đốc HTX Võ Văn Dinhcho biết.
Tương tự, cơ sản sản xuất mây tre đan Thủy Lập cũng đang xúc tiến với các đối tác mở rộng thêm thị trường tại một số nước để tiêu thụ sản phẩm, không phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Đây là hướng đi hợp lý nhằm ổn định hoạt động SXKD, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024