Thị trường

TP.HCM bảo đảm hàng dự trữ ứng phó khẩn cấp dịch Covid-19

DNVN - UBND TP.HCM vừa có kế hoạch bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp đối với dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

TP.HCM: Yêu cầu người dân đến chợ phải khai báo y tế / TP.HCM: Thực hiện “mục tiêu kép” để kinh tế xã hội phát triển và kiểm soát tốt dịch bệnh

Theo đó, để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn TP.HCM, thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối chuẩn bị nguồn nguyên liệu cần thiết, tăng cường sản xuất, tập trung nguồn hàng dự trữ, bố trí hệ thống kho dự trữ tập kết hàng hóa, nhân lực để điều phối, thực hiện ngay khi có yêu cầu.

Cụ thể, các doanh nghiệp bình ổn thị trường thành phố chiếm 30% - 40% thị phần; các chợ đầu mối chiếm 60%-70% thị phần; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác chiếm 10%-20% thị phần.

Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, các đơn vị đã có kế hoạch, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường dự trữ, bảo đảm nguồn cung. Cụ thể, doanh nghiệp bình ổn thị trường thành phố tăng năng suất từ 50%. Hệ thống phân phối trên địa bàn tăng cường lượng hàng dự trữ từ 2-3 lần. Chợ đầu mối có phương án tăng cường lượng hàng nhập chợ từ các tỉnh, thành từ 50% - 80%, cao điểm đạt 13.000 - 17.000 tấn/đêm.

TPHCM lên kế hoạch đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu ứng phó khẩn cấp đối với dịch Covid-19.

TPHCM lên kế hoạch bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu ứng phó khẩn cấp đối với dịch Covid-19.

Trường hợp tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lan rộng các tỉnh, thành, ảnh hưởng đến nguồn cung ứng (nguồn cung ứng có biến động giảm 15%-20%), Sở Công Thương TP.HCM chủ động có phương án bổ sung nguồn cung ứng phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh.

Sở Công Thương TP.HCM cho biết, các kế hoạch nhằm chủ động công tác dự báo tình hình thị trường, tổ chức sản xuất, dự trữ, cung ứng hàng hóa; đảm bảo các doanh nghiệp triển khai đầy đủ các giải pháp bình ổn thị trường, kể cả dịch lan rộng trên địa bàn.

Sở Công Thương đưa ra giải pháp: bám sát diễn biến thị trường, sẵn sàng phối hợp, điều phối các doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ, liên tục.

Đối với doanh nghiệp bình ổn thị trường: các kịch bản cho thấy chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa vượt 30 – 100% so với ngày thường tùy tình huống, sẵn sàng cung ứng kịp thời đến điểm bán bình ổn thị trường, các hệ thống phân phối cũng như chuẩn bị nguyên vật liệu, sẵn sàng nâng khả năng cung ứng nguồn hàng tăng 50 – 100% trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn. Tăng cường bán hàng thông qua kênh phân phối thương mại điện tử.

Đại diện hệ thống Saigon Co.op cho biết đã chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với dịch, trong đó có tính đến điểm bán tạm dừng hoạt động nếu có liên quan đến ca mắc hoặc nghi nhiễm Covid-19.

"Với nguồn hàng đang rất dồi dào và xu hướng ổn định trong thời gian dài, siêu thị cũng áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi, giúp người dân yên tâm mua sắm. Chúng tôi huy động nhân sự cho dịch vụ mua hàng online, siêu thị cũng có lực lượng giao hàng riêng", đại diện Saigon Co.op khẳng định.

Đại diện hệ thống bán lẻ Satra cho biết đã triển khai bán hàng trực tuyến trên ứng dụng G1-Mart. Ngoài ra, hệ thống này cũng chuẩn bị sẵn các kịch bản nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng như tăng sản lượng đặt hàng từ các nhà cung cấp, sắp xếp lại kho hàng để tăng diện tích sử dụng, tăng cường tìm kiếm các nhà cung cấp mới để đa dạng hóa chủng loại.

Hệ thống cũng phối hợp với chợ Bình Điền tìm kiếm nguồn cung các mặt hàng thực phẩm như thịt, cá, rau, củ và các loại thủy hải sản tươi sống. Nhờ vậy, lượng hàng hiện có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Thục Đoan
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm