Trung Quốc chiếm 92% thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam 11/2020 giảm mạnh, chỉ đạt 11,7% so với cùng kỳ / Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phấn đấu thu 5 tỷ vào 2025
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính trong tháng 11/2020, xuất khẩu thanh long các loại (bao gồm thanh long tươi, đông lạnh, nước ép thanh long, thanh long sấy khô) đạt 82 triệu USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu thanh long các loại ước đạt 1,08 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ.
Trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu thanh long các loại ước đạt 1,08 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Trước đó, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu thanh long các loại (bao gồm thanh long tươi, đông lạnh, nước ép thanh long, thanh long sấy khô) tháng 10/2020 đạt 70,3 triệu USD, giảm 37,6% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu thanh long các loại đạt 969,86 triệu USD, giảm 10,3%.
Thanh long các loại xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Trung Quốc trong 10 tháng năm 2020, với tỷ trọng chiếm tới 92,3% tổng trị giá xuất khẩu, trị giá xuất khẩu thanh long các loại tới Trung Quốc đạt 895,6 triệu USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu chủng loại thanh long xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc, quả thanh long tươi ruột trắng là chủng loại xuất khẩu chính (chiếm tới 66,6% tổng lượng xuất khẩu thanh long các loại), đạt 596,7 triệu USD, giảm 31%.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, do người dân Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng thanh long, nên trong vài năm gần đây, diện tích trồng thanh long của nước này đã tăng hơn 10 lần. Hiện nay, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc là khoảng 35.555 ha, tương đương với diện tích trồng thanh long của Việt Nam. Điều này sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu thanh long của Việt Nam tới thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Tiếp theo là thị trường Mỹ, xuất khẩu thanh long các loại tới thị trường này trong 10 tháng năm 2020 đạt 21,1 triệu USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2019. Thanh long tươi ruột trắng là chủng loại xuất khẩu dẫn đầu tới Mỹ, đạt 7,5 triệu USD, giảm 50,8%.
Trong khi đó, mặc dù không được đánh giá cao về hình thức, nhưng thanh long tươi ruột đỏ của Việt Nam lại được đánh giá vượt trội về hương vị so với thanh long ruột đỏ của các nguồn cung khác. Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu chủng loại quả thanh long tươi ruột đỏ tới Mỹ trong 10 tháng năm 2020 chỉ đạt 4,1 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến quả thanh long do những lợi ích sức khỏe mang lại. Vì vậy, nhu cầu thanh long trên thế giới đang tăng trưởng khoảng 4%/năm, và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long các loại, đặc biệt là chủng loại quả thanh long tươi trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chú trọng tới sản xuất để đáp ứng đúng các quy định, yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Vì vậy, cần phải sản xuất thanh long tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị cạnh tranh của trái thanh long trên thị trường xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương