Việt Nam đã nhập hơn 1.000 tấn vàng trong 21 năm
Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng đón khách du lịch Trung Quốc trở lại / Giá vàng ngày 30/12/2022: Vàng quay đầu tăng mạnh
Con số trên được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn TP Hồ Chí Minh (SJA) công bố tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập SJA và hội nghị thường niên 2022 diễn ra mới đây.
Những số liệu này được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn TP Hồ Chí Minh tổng hợp chưa đầy đủ từ nhiều nguồn khác nhau như từHội đồng Vàng thế giớitại Việt Nam, các doanh nghiệp có hàng xuất nhập khẩu...
Cụ thể, trong 21 năm (từ 1991 - 2012), cả nước nhập khẩu và tiêu thụ ước hơn 1.000 tấn vàng nguyên liệu, vàng ký, vàng hạt. Trong đó, TP Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 80% số lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam, ước khoảng 800 tấn để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đối vớivàng trang sứcmỹ nghệ, sản xuất và tiêu thụ hàng năm đều tăng. Từ năm 1991 - 2021, cả nước sản xuất và tiêu thụ ước gần 50 tấn vàng trang sức mỹ nghệ mỗi năm. Riêng TP Hồ Chí Minh tiêu thụ hơn 80%, tức hơn 40 tấn vàng trang sức mỹ nghệ.
Doanh thu xuất khẩu vàng trang sức đạt khoảng 20 - 30 triệu USD/năm
Ảnh minh họa.
Cũng theo SJA, gần đây doanh thu xuất khẩu vàng trang sức đạt khoảng 20 - 30 triệu USD/năm sang các thị trường châu Á và châu Âu.
Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh vào khoảng 11 triệu sản phẩm/năm, chiếm gần 40 tấn vàng/năm. Hàng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu vào khoảng 2,4 triệu sản phẩm/năm, tập trung ở các đơn vị có đầu tư thiết bị công nghệ, lực lượng lao động có tay nghề, năng lực tài chính.
Tuy nhiên theo SJA, sau khi Nghị định 24 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 16 của Ngân hàng Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực, đến nay việc nhập khẩu vàng nguyên liệu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng trang sức là không được phép và phần nào gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều cơ sở sản xuất, thợ kim hoàn gặp khó khăn, nhu cầu thị trường sụt giảm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp kinh doanh vàng, thợ kim hoàn đóng cửa, chuyển sang nghề khác.
Một số doanh nghiệp có vốn lớn, kinh nghiệm thị trường, mạnh dạn trang bị đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm hàng loạt mới trụ được trên thị trường.
Thị trường vàng trong nước có nhiều chuyển biến tích cực sau khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực từ tháng 5/2012.
Thị trường không còn những "cơn sốt" vàng miếng như trước đây, nhưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là khi giá cả thị trường vàng bạc trong nước hầu như không bắt nhịp với thị trường thế giới.
Theo SJA, kể từ khi Nghị định 24 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 16 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần ổn định thị trường vàng trong nước.
Cụ thể, thị trường được tổ chức, sắp xếp lại chặt chẽ, không còn những "cơn sốt" giá. Tính hấp dẫn của vàng miếng và hoạt động đầu cơ vào vàng miếng cũng giảm đáng kể. Mạng lưới kinh doanh vàng miếng cũng được thu hẹp mạnh.
Thay vào đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng đã đẩy mạnh đầu tư hệ thống nhà xưởng sản xuất và mở rộng hệ thống cửa hàng kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ, tuyển dụng mới hàng nghìn lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024