Thị trường

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường CPTPP: Đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe

Gần 6 tháng sau khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với Việt Nam, những kết quả tích cực bước đầu đối với ngành thủy sản nói chung, tôm và cá tra nói riêng đã được minh chứng.

CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam: Từ ngày 14/1/2019, đơn giản hóa thủ tục khai nguồn gốc xuất xứ sản phẩm / CPTPP: Khẩn trương triển khai biện pháp năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay, sau khi CPTPP có hiệu lực, kim ngạch XK thủy sản Việt Nam sang thị trường thành viên như Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore tuy chưa thay đổi nhiều nhưng cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực.

Thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường thành viên CPTPP

Thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường thành viên CPTPP

Thị trường Nhật Bản là một ví dụ, 4 tháng đầu năm 2019, trong khi XK tôm sang EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc đều giảm ở mức 2 con số thì ở thị trường Nhật Bản chỉ giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu (NK) tôm lớn thứ 2 của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019, chiếm 19,2% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường.

Trong khi đó, XK cá tra sang thị trường này có sự chuyển biến rất rõ nét, đạt 8,58 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2019, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Tương tự, Canada đứng thứ 6 về NK tôm của Việt Nam, chiếm 4,4% tổng giá trị XK của tôm Việt Nam đi các thị trường. 4 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Canada đạt 37,6 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm

2018. Theo Vasep, CPTPP cũng là cơ hội cho tôm Việt Nam trên thị trường Canada vì các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia đều không tham gia hiệp định.

Tuy nhỏ nhưng Chile là thị trường tiềm năng cho tôm Việt Nam. Theo cam kết của Chile trong CPTPP, các sản phẩm thủy sản, trong đó có tôm NK vào Chile đều được giảm thuế từ 6% về 0%ngay khi hiệp định có hiệu lực. 3 tháng đầu năm 2019, XK tôm Việt Nam sang Chile đạt 712,4 nghìn USD (3 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 45,5 nghìn USD). Chile từ vị trí thứ60 đã vươn lên vị trí thứ 46 trong top các thị trường NK tôm của Việt Nam.

 

Đối với cá tra, năm 2018, giá trị XK sang Chile cũng tăng 11,3% so với năm trước. Kỳ vọng với lợi thế về thuế suất NK là 0% của CPTPP, sản phẩm cá tra, basa phile đông lạnh, thông qua các kênh phân phối của Chile, sẽ có khả năng được giới thiệu và hiện diện tại các nước khác trong khu vực.

Theo Vasep, trong bối cảnh nuôi trồng và XK thủysản thế giới phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh quyết liệt, việc tham gia CPTPP được xem là cánh cửa thuận lợi để sản phẩm thủy sản Việt Nam đi vào các thị trường khó tính với rất nhiều lợi thế.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì CPTPP có hiệu lực cũng đặt ra cho các DN nhiều hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ khắt khe. Do đó, Vasep khuyến nghị, các DN cần nâng cao sức cạnh tranh, nắm bắt thông tin và rào cản thị trường để kịp thời đáp ứng. Đồng thời, nghiên cứu những lợi ích mà hiệp định này mang lại về mặt thuế quan để nắm bắt thời cơ, gia tăng XK.

Theo Vasep, hàng thủy sản XK có xuất xứ từ Việt Nam sẽ giành ưu thế lớn tại 10 nước thành viên, bởi 25% thị phần XK thủy sản nước ta hiện đang nằm trong khu vực này.
Theo congthuong.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm