Thông tin mới nhất về thu phí bản quyền âm nhạc trên ti vi
Đầu tháng 5 vừa qua, hàng trăm khách sạn ở Đà Nẵng bất ngờ nhận được công văn của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) với nội dung “Chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh sử dụng âm nhạc khẩn trương liên hệ với đại diện của trung tâm tại TP. Đà Nẵng để thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm âm nhạc” kèm khoản thu đối với khách sạn có sử dụng tivi, theo tin tức trên báo Lao động.
Đại diện Trung tâm lý giải rằng, khách sạn nào cũng có tivi, mà trên tivi thì có các kênh âm nhạc, chương trình giải trí có sử dụng nhạc. Như vậy, có tivi là phải đóng tiền!.
Công văn cũng nêu rõ sau ngày 10/5, nếu các đơn vị kinh doanh không phản hồi, VCPMC sẽ phối hợp với ngành chức năng tiến hành các thủ tục pháp lý.
Nhiều chủ doanh nghiệp lưu trú bức xúc về khoản thu “phòng ngủ/phòng khách có sử dụng tivi” với mức giá 25.000 đồng/phòng/năm, bởi “lại phải” gánh thêm phí vô lý. “Mọi phòng khách sạn đều lắp đặt tivi, khách sử dụng hay không và sử dụng bao nhiêu, chúng tôi không biết được.
Hơn nữa đa phần các khách sạn đều lắp đặt dịch vụ truyền hình cáp và đã trả phí cho nhà đài. Vậy tại sao chúng tôi còn phải trả tiền bản quyền?” - ông Tâm, chủ một khách sạn tại đường Hoàng Sa, quận Sơn Trà, Đà Nẵng phản ứng.
Trao đổi về sự việc trên, luật sư Lê Cao (Đà Nẵng) nhận định, cách mà VCPMC đang triển khai thu tiền tác quyền bộc lộ sự thiếu rõ ràng và pháp luật sở hữu trí tuệ chưa cụ thể được các nghĩa vụ trả phí tác quyền.
Cụ thể, VCPMC đang đổ đồng thu mỗi tivi ở khách sạn 25.000 đồng/phòng/năm và giải thích là thu quyền sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
Trong khi rõ ràng khách sạn hay khách lưu trú không chủ động trong việc sử dụng tác phẩm trình chiếu trên tivi, họ chỉ xem những gì nhà đài phát.
Như vậy nếu khách lưu trú không chủ động thì chủ khách sạn hoàn toàn vô can trong việc sử dụng các tác phẩm mà phải trả tác quyền.
Theo VCPMC, việc thu phí bản quyền âm nhạc với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có tivi không phải là câu chuyện mới. Thực tế, VCPMC đã tiến hành thu tại nhiều thành phố lớn khác trong nhiều năm trở lại đây và hoàn toàn đúng luật.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Mạnh Quý cho biết, quy định về thu phí đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại như kinh doanh khách sạn, siêu thị, karaoke… đã có từ hơn 10 năm nay, báo Công an Nhân dân đưa tin.
Thu tiền nhuận bút, thù lao chính là một trong những biện pháp để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật về sở hữu trí tuệ và khuyến khích sự sáng tạo của chủ thể quyền.
Mới đây, Cục trưởng Cục Bản Quyền tác giả, ông Bùi Nguyên Hùng vừa yêu cầu Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) tạm dừng việc triển khai thu phí tác quyền âm nhạc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có tivi.
Theo ông Hùng, việc thực hiện bảo vệ quyền tác giả tác phẩm âm nhạc của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đúng với quy định luật pháp hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan và thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật, Cục Bản quyền tác giả đề nghị VCPMC phải thực hiện đúng quy trình và có lộ trình phù hợp với từng hình thức khai thác, sử dụng tác phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thuỷ Tiên tái xuất đẹp “đỉnh nóc” nhưng cảm giác cô đơn, lạc lõng bao trùm, phải chăng bị “ăn bơ”?
“Hoàng tử mắt hí” của màn ảnh Việt: Chưa lấy vợ, bất ngờ thông báo lên chức bố ở tuổi 42
Hoa hậu Việt có thói quen kỳ lạ: 12 năm không ăn cơm, vóc dáng gây bất ngờ ở tuổi 35
Sinh nhật tuổi 43 bất ổn của Song Hye Kyo
Thu nhập một đêm của Ngân 98 gây choáng: Cát xê hàng trăm triệu, tiền bo xếp thành cọc
Hàng trăm ngôi sao hội tụ tại '’Bước chân di sản 2'’ của siêu mẫu Hạ Vy và Hoàng Công Cường