Văn hóa

Tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực quản lý đối với hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Người tham gia lễ hội tranh cướp lộc tại Đền Trần Nam Định.

 

Ngay từ đầu năm 2015, hoạt động lễ hội đã diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã đạt được những kết quả tốt, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước; giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy; lượng người tham gia lễ hội đông hơn, văn minh hơn. 
 
Tại các di tích, lễ hội, việc thắp hương, hoá vàng, mã, hoá sớ… đã thực hiện đúng quy định của Ban Tổ chức; vệ sinh môi trường, cảnh quan di tích, lễ hội đảm bảo sạch, đẹp. Tình trạng đổi tiền mệnh giá nhỏ hưởng chênh lệch đã hạn chế nhiều; hàng quán, dịch vụ, giao thông, bến, bãi được bố trí khoa học, đảm bảo không gian lễ hội văn minh, trật tự. Tuy nhiên, cũng trong nhiều lễ hội, đặc biệt là các lễ hội dân gian còn tồn tại những tập tục như: “chém lợn”, “đâm trâu”, “treo cổ trâu”, “cướp lộc”… mà các cơ quan báo chí đã phản ánh, tạo sự  bức xúc trong dư luận xã hội. 
 
Theo đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch  các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham vấn ý kiến cộng đồng, tổ chức điều tra xã hội học, rà soát các lễ hội, đặc biệt là lễ hội còn duy trì các tập tục gây phản cảm đang được cơ quan truyền thông cũng như dư luận quan tâm. 
 
Trên cơ sở tham vấn ý kiến các nhà nghiên cứu khoa học, ý kiến của cộng đồng, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thay đổi hình thức tổ chức phù hợp, đảm bảo việc tổ chức lễ hội đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn HTTDLhóa  Thể thao và Du lịch, đảm bảo phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ sự đa dạng văn hoá của UNESCO mà Việt Nam tham gia.
 
T. Hiền
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo