Tiêu thụ vải thiều: Cần phải xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm
Liên quan đến chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tiêu thụ trái cây, các mặt hàng nông sản giữa các doanh nghiệp thành Phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương, PV Báo Doanhnghiepvn.vn đã có cuộc trao đổi nhanh với bà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Nhất Nam (đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart) về vấn đề này.
Thưa bà! Fivimart là siêu thị đã tham gia nhiều chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ trái cây, nông sản. Vậy, bà đánh giá như thế nào về chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hỗ trợ tỉnh Hải Dương đợt này?
Có thể nói, chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tiêu thụ trái cây, các mặt hàng nông sản giữa các doanh nghiệp thành Phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương là hết sức cần thiết và quan trọng.
Bởi vì khi có các chương trình như thế này, các doanh nghiệp bán lẻ và những hệ thống siêu thị như chúng tôi sẽ tiếp xúc được với các doanh nghiệp sản xuất trong nước và đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp với bà con nông dân hỗ trợ trao đổi thông tin hàng hóa mà bà con chưa biết tiêu thụ ở đâu. Chính vì thế những chương trình như thế này rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ và nhà sản xuất.
Xin bà chia sẻ nguyên nhân tại sao mặt hàng vải thiều vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ? Trong thời gian tới, siêu thị sẽ có những biện pháp gì để giúp bà con nông dân tiêu thụ?
Vải thiều là một trong những sản phẩm chúng tôi xếp vào loại hoa quả nhạy cảm. Cái nhạy cảm thứ nhất là vì loại quả này chỉ bảo quản được trong một thời gian rất ngắn. Chính vì thế, chúng tôi cũng rất khẩn trương trong việc thu mua và tiêu thụ loại quả này. Loại quả này chúng tôi phải chăm sóc từ khâu thu mua đến khi cho bày bán. Làm sao để vải phải tươi, ngon, chất lượng tốt.
Cái nhạy cảm nữa của quả vải là có sự thay đổi giá cả hàng ngày chứ không như những loại hoa quả bảo quan được lâu khác. Mặt khác, bà con nông dân vẫn còn sản xuất và bán ra thị trường một cách tự phát. Khi mà các xe về nhiều thì lập tức giá vải thay đổi, ít xe về mua thì lại giảm giá cả nên việc điều hành giá siêu thị cũng rất khó.
Ngoài ra, việc người tiêu dùng rất hay so sánh giá vải thiều trong siêu thị và giá ngoài thị trường có sự chênh lệch. Đương nhiên, một loại sản phẩm nào đó vào hệ thống siêu thị của chúng tôi thì đòi hỏi rất nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu như người tiêu dùng mà cứ so sánh hàng trong siêu thị và hàng ngoài vỉa hè, lòng đường thì đó là sai lầm.
Hiện nay, vải thiều đã được chứng nhận tiêu chuẩn VIETGAP, đó là tiêu chuẩn đòi hỏi chất lượng rất nghặt nghèo tư khâu chọn giống vải. Chính vì thế, chất lượng quả vải trong hệ thống siêu thị khác hẳn với ngoài thị trường.
Tính từ đầu vụ vải đến thời điểm hiện tại, thì hệ thống siêu thị Fivimart đã rất ý thức việc tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ cho bà con nông dân. Bằng nhiều biện pháp chúng tôi muốn nhiều người biết đến những sản phẩm này. Ví dụ như vừa qua, trên các trang web của siêu thị, chúng tôi cho loiaj mặt vải thiều lên trang nhất các ấn phẩm để quảng bá.
Qua tổng kết tiêu thụ về mặt hàng vải này, trong 8 ngày chúng tôi đã tiêu thụ được hơn 10 tấn vải. Đến nay loại vải đầu mùa đã hết và hệ thống siêu thị chuẩn bị nhập loại vải thiều. Vải thiều ở thời điểm hiện tại chưa ngon nên chúng tôi cũng chưa cho vào hệ thống siêu thị. Trong thời gian tới, khi mà đến đúng thời điểm vải thiều chín rộ cũng là thời điểm chất lượng quả vải thiều đạt chất lượng cao nhất thì chúng tôi mới cho vào hệ thống siêu thị.
Chúng tôi sẽ chủ động trong khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm vải thiều vào siêu thị Fivimart. Công ty đã mang phương tiện vận tải về tại Thanh Hà để thu mua sản phẩm chuyển về hệ thống siêu thị, vì thế giá thành cũng rẻ hơn so với thị trường, thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ có chiến lược xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa các sản phẩm thông qua kênh bán lẻ.
Thưa bà!, trong quá trình thu mua thì doanh nghiệp trực tiếp thu mua hay thông qua một khâu trung gian nào khác?
Phương châm của chúng tôi là thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân để khi bán ra sẽ sát giá thị trường hơn. Đối với quả vải, ngay từ thời điểm đầu mùa chúng tôi đã đến và mua trực tiếp của các hộ nông dân. Những ngày đầu tiên, chúng tôi đưa xe đến tận vườn để thu mua. Sau đó, chúng tôi ký hợp động với các hộ dân đó và mong muốn họ những lần sau trở thẳng lên công ty của chúng tôi.
Nguyên nhân là do xe vận chuyển của chúng tôi nếu về đến nơi các hộ trồng vải thu mua xong mới chuyển lên nhập vào tổng kho thì sẽ không kịp thời gian bán hết trong ngày mà quả vải thì lại phải bán trong ngày, nếu để đến hôm sau quả vải sẽ xuống mã và rất khó tiêu thụ.
Thưa bà, trong quá trình thu mua và tiêu thụ vải thiều, siêu thị đã gặp những khó khăn gì và trong thời gian mùa vải chín rộ, bà có đề xuất gì đối với lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Hà Nội để thuận lợi trong quá trình thu mua và tiêu thụ?
Thực ra trong quá trình thu mua vẫn còn một số khó khăn nhưng cũng không đáng ngại. Như trong những chuyến thu mua đầu mùa vải, xe vận chuyển khi vào các thành phố thường hay bị dừng lại để kiểm tra trọng tải và điều kiện phương tiện tham gia giao thông.
Vừa qua, chúng tôi chỉ vận chuyển 2 chuyến thử nghiệm, nhưng chuyến nào cũng bị công an giao thông phạt vì nhiều lí do khác nhau, mỗi lần phạt tới 700 – 800 nghìn đồng. Mỗi chuyến vải chở bằng xe tải mini có hơn 1 tấn, trị giá có hơn chục triệu đồng mà phạt mất gần cả triệu thì chúng tối không có lãi.
Hiện chúng tôi cũng đã đề nghị ở các hội nghị trước với lãnh đạo các tỉnh để tạo điều kiện vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã làm các băng rôn treo bên sườn xe là xe chở vải đi tiêu thụ và cũng đã được hỗ trợ nhiều.
Vì vải thiều là loại hoa quả nhạy cảm như chúng tôi đã phân tích. Vì thế, để đảm bảo tiêu thụ vải đảm bảo chất lượng ngay trong ngày, phải đảm bảo có mặt tại siêu thị trước 6 giờ sáng hằng ngày. Mỗi vụ vải chỉ kéo dài 20-30 ngày, vì vậy ngành giao thông cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo việc vận chuyển được thông suốt.
Khó khăn nữa là, hiện tại địa phương, bà con chưa xem xét khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp vì thế chưa đua ra mức giá cụ thể. Vì thế, chúng tôi cần người dân thống nhất để đưa ra những mức giá hợp lý chứ hệ thống siêu thị không thể chạy theo giá thị trường mà sáng một giá, chiều một giá. Trong thời gian tới, khi ký hợp đồng với nhau, chúng tôi sẽ có những điều khoản rõ ràng trong hợp đồng để tránh tình trạng này.
Về vấn đề tiêu thụ, do người tiêu dùng các thành phố hiện vẫn chưa quen với việc mua nông sản qua siêu thị, một phần vì tư tưởng mua siêu thị đắt hơn so với thương lái bán vỉa hè. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị sẽ cam kết tìm cách hạ thấp nhất chi phí để giá bán vải trong siêu thị Fivimart không quá đắt so với bên ngoài.
Đến ngày vải chín rộ thì hàng trong siêu thị bán rất chậm bởi người tiêu dùng quen mua ở chợ truyền thống, chợ cóc với giá rẻ hơn. Thời điểm ấy, quả vải cũng được bán la liệt trên các tuyến phố nên vải trong siêu thị ít người mua. Siêu thị muốn cắt giảm chi phí trung gian, trực tiếp mua bán với các hộ trồng vải nhưng lại gặp khó khăn về các giấy tờ chứng nhận bảo đảm chất lượng, giấy chứng nhận an toàn... Cần phải xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn được bán trong siêu thị, nếu không chỗ nào cũng trưng biển vải thiều Thanh Hà, người dân không nhận biết được, siêu thị không cạnh tranh nổi.
Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần hướng dẫn nông dân để có hồ sơ chứng nhận cho sản phẩm đưa ra thị trường trong kênh bán lẻ hiện đại khi muốn cắt giảm chi phí trung gian. Hiện nay đến từng hộ dân sẽ mắc trong khâu thủ tục giấy tờ, pháp lý cho doanh nghiệp, giấy chứng nhận cho sản phẩm.
Chân thành cảm ơn bà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD