Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tim Cook vô tình trở thành “Đại sứ hòa bình” của Mỹ và Trung Quốc

Bên cạnh vai trò tổng giám đốc công ty giá trị nhất trên thế giới Apple, Tim Cook gần đây còn có thêm một vai trò quan trọng nữa, đó là một nhà ngoại giao hàng đầu của ngành công nghệ.

Tháng trước, Tim Cook đã đến Văn phòng Bầu dục để cảnh báo Tổng thống Trump về tình hình đối thoại căng thẳng với Trung Quốc có thể đe dọa đến Apple. Vào tháng Ba, tại một cuộc họp thượng đỉnh lớn ở Bắc Kinh, Cook đã kêu gọi "các nhà lãnh đạo hãy bình tĩnh".

Trong câu chuyện thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Apple và ông Cook có rất nhiều thứ để mất. Với 41 cửa hàng và hàng trăm triệu iPhone được bán trong nước, có thể cho rằng không có công ty nào của Mỹ ở Trung Quốc lại thành công, nổi tiếng và chiếm lĩnh thị trường lớn như Apple.

Kể từ khi Tim Cook tiếp quản Apple từ người đồng sáng lập Steve Jobs vào năm 2011, các câu hỏi về việc liệu Tim Cook, 57 tuổi, có thể tái tạo sự kỳ diệu cho Apple. Đối với Cook, sự đột phá mà Apple có thể lập nên giống như từng lập nên với iPhone, không phải xuất phát từ thiết bị, mà đến từ địa lý: đó là Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của ông Cook, tình hình kinh doanh của Apple tại Trung Quốc đã phát triển từ một thành công non trẻ, trở thành một đế chế với doanh thu hàng năm khoảng 50 tỷ USD - bằng 1/4 những gì Apple có trên toàn thế giới. Cook đã làm nên điều này trong khi Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát internet và đóng cửa các công ty công nghệ khác của Mỹ.

Bây giờ, chính quyền Trump nói các lô hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD có thể bị áp thuế, ngoài mức thuế đối với những lô hàng 50 tỷ USD đã lên kế hoạch từ trước. Để trả đũa, Trung Quốc cũng đang đưa ra nhiều lời đe dọa. Apple bị kẹt ở giữa cuộc chiến này.

Chính quyền Trump đã nói với Cook rằng họ sẽ không áp thuế trên iPhone được lắp ráp tại Trung Quốc. Nhưng Apple lo lắng Trung Quốc sẽ trả đũa theo những cách làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của hãng.

Apple lo ngại "bộ máy quan liêu của Trung Quốc sẽ được kích hoạt", nghĩa là chính phủ Trung Quốc có thể gây chậm trễ cho chuỗi cung ứng của Apple và tăng cường giám sát các sản phẩm dưới "cái ô" vì các vấn đề an ninh quốc gia. Apple đã phải đối mặt với sự trả đũa như vậy trước đây, và theo như hãng Reuters đưa tin, xe hơi Ford đã phải đối mặt với sự chậm trễ như vậy tại các cảng Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có những lo ngại rằng Apple có thể phải đối mặt với những nỗ lực pháp lý và kiểm soát ở Washington, những hành động khiến gã khổng lồ công nghệ Huawei gặp khó khăn khi bán điện thoại và thiết bị viễn thông tại Mỹ.

Các giám đốc điều hành và vận động hành lang của Apple ở Bắc Kinh và Washington, do ông Cook dẫn đầu, đã cố gắng làm việc với cả hai bên. Họ đã thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, một nỗ lực mà các nhân viên tại đối tác thầu phụ Foxconn của Apple gọi là Red Apple, theo màu sắc chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tim Cook cũng đã giãi bày với Nhà Trắng rằng một cuộc chiến thương mại tác động rất xấu cho nền kinh tế - và tệ hại cho Apple.

Ông Cook biết một chút tiếng Quan Thoại của Trung Quốc, đã tham dự các sự kiện chính trị quan trọng nhất của Trung Quốc trong một năm quan trọng đối với ông Tập Cận Bình. Tim Cook cũng đã tham dự Hội nghị Internet thế giới của Trung Quốc, nỗ lực của Bắc Kinh để tạo ra một hội nghị giống như Davos về công nghệ.

Apple có 41 cửa hàng và bán hàng trăm triệu iPhone ở Trung Quốc.

Tim Cook cũng đã tham dự một cuộc họp thượng đỉnh lớn tập hợp các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc hồi tháng Ba.

Tim Cook từ lâu vẫn bảo vệ sự hiện diện của Apple tại Trung Quốc. "Mỗi quốc gia trên thế giới đều phải quyết định về các điều luật và quy định của họ. Vì vậy, sự lựa chọn của bạn là: Tham gia, hay chỉ đứng bên ngoài và hét lên rồi mọi thứ sẽ như thế nào? ", Ông nói tại một sự kiện Fortune ở Trung Quốc vào tháng Mười Hai. "Bạn phải tham gia vào đấu trường, bởi vì không có gì thay đổi nếu bạn chỉ đứng bên lề".

Ông Cook cũng đã dành thời gian với các lãnh đạo quyền lực ở Washington. Tháng trước, ông đến Nhà Trắng để gặp ông Trump và cố vấn kinh tế hàng đầu của ông, Larry Kudlow. Ông Cook bắt đầu bằng cách hoan nghênh các quy tắc thuế doanh nghiệp mới và nhắc nhở ông Trump rằng Apple cho biết sẽ đóng góp 350 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm năm tới.

Sau đó, ông Cook đã chuyển sang giải thích lý do tại sao ông nghĩ rằng một cuộc chiến thương mại sẽ đảo ngược tiến bộ của luật thuế mới. Ông nói với tổng thống rằng thuế nhập khẩu là một khoản thuế đánh vào chính người tiêu dùng và rằng sự thâm hụt thương mại với Trung Quốc bị thổi phồng vì những sai sót trong cách tính toán.

"Ông ấy (Tim Cook) rất đã đưa ra một số gợi ý rất hữu ích, và tôi cũng có thể nói thêm rằng Cook muốn cắt giảm thuế, cải cách thuế", ông Kudlow nói trên CNBC ngay sau cuộc họp. "Ông ấy nói Apple sẽ xây dựng nhà máy, cơ sở, bổ sung việc làm, rất nhiều đầu tư kinh doanh. Đó là điểm đầu tiên ông làm cho Tổng thống Trump".

 

Ông Trump cũng đã nói với mọi người trong năm nay rằng Apple đã lên kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy ở Mỹ. Apple không có kế hoạch đó và cũng không công khai sửa lời của ông Trump.

Theo một người biết về các cuộc đàm phán, Tim Cook nhận thấy dễ tiếp cận với các thành viên nội các trong chính quyền Trump hơn với chính quyền Obama. Cook cũng đã trao đổi với ông Kudlow, Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính và Wildbur Ross, Bộ trưởng Thương mại, về một số vấn đề.

Ông đã gặp Robert Lighthizer, đại diện thương mại Mỹ, nhưng họ có vẻ không đồng ý với nhau về các vấn đề thương mại.

Tim Cook nhận thấy một vấn đề thương mại mới sẽ bắt đầu mở ra, vì đã có sự bất đồng ý kiến ngay trong Nhà Trắng, và ông nghi ngờ một cuộc chiến thương mại - hoặc trả đũa Trung Quốc bất lợi cho Apple - cuối cùng sẽ xảy ra.

Gene Munster, một nhà phân tích cho biết: "Tim Cook sẵn sàng dũng cảm và làm việc với chính quyền Trump vì Apple là hãng công nghệ có thể bị đe dọa nhiều hơn bất kỳ công ty công nghệ nào khác khi nói đến Trung Quốc và thuế quan".

 

Bóng ma về mối trả thù của Trung Quốc đối với Apple đã tăng lên kể từ khi chính quyền nhắm vào công ty công nghệ cao ZTE vì đã vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran và Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, chính quyền đã quay lưng lại với những hình phạt cứng rắn hơn trong tháng này và nói rằng họ sẽ phạt ZTE 1 tỷ USD và thiết lập một đội quân giám sát do Mỹ chọn.

Các biện pháp khác nhắm vào một hãng viễn thông lớn hơn của Trung Quốc nữa là Huawei, có thể dẫn đến các rắc rối mới. Quả thật vậy, Mỹ đã gây áp lực khiến AT&T không được bán điện thoại Huawei ở Mỹ.

Trong khi đó, Apple lại có một thỏa thuận với công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc, China Mobile, mang đến cho Apple một kênh tiếp cận trực tiếp tới gần 900 triệu người đăng ký ở Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh để bán điện thoại thông minh trong nước ngày càng trở nên căng thẳng, với sự xuất hiện của một số công ty Trung Quốc khác cũng cung cấp điện thoại cao cấp nhưng thường có giá thấp hơn.

Những chuyến thăm thường xuyên của Cook tới Trung Quốc là một phần trong nỗ lực gia tăng của Apple trong việc lấy lòng lãnh đạo Trung Quốc, bắt đầu vào năm 2016 sau khi quốc gia này đột nhiên xóa Apple iTunes Movies và iBooks Store ở Trung Quốc.

Apple đã thành lập hai trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc, đầu tư 1 tỉ USD vào công ty chia sẻ xe Trung Quốc Didi Chuxing, bầu ra ra một giám đốc mới, đứng đầu Trung Quốc, báo cáo trực tiếp với Cook. Công ty đã bổ nhiệm Isabel Ge Mahe, người sinh ra ở Trung Quốc, đảm nhiệm vai trò này.

 

Apple cũng tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc, lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ ở Trung Quốc và gỡ các ứng dụng nhất định trên App Store, bao gồm ứng dụng The New York Times và nhiều ứng dụng khác cho phép người dùng Trung Quốc kiểm duyệt các trang web như Facebook và Twitter.

Apple có lý do để lo sợ về một cuộc trả thù. Trong năm 2014, chính quyền Obama đã truy tố 5 tin tặc quân sự Trung Quốc, căng thẳng từ vụ rò rỉ giám sát cựu nhà thầu chính phủ Edward J. Snowden.

Mấy tháng sau đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trì hoãn chấp thuận iPhone 6 vào Trung Quốc, vì lý do đánh giá bảo mật. Các giám đốc điều hành của Apple đã nhận thức được những động thái trả đũa nguy hiểm.

Đòn bẩy chính của Apple với chính phủ Trung Quốc là tình yêu của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các sản phẩm của Apple, Dean Garfield, người đứng đầu Hội đồng Công nghệ thông tin, một nhóm thương mại đại diện cho Apple và các công ty công nghệ khác, cho biết.

 

Theo New York Times, ông Garfield nói thêm, người tiêu dùng Trung Quốc cũng sẽ yêu Facebook và Google, hai sản phẩm bị chặn ở Trung Quốc. "Có những giới hạn", ông nói. "Chủ tịch Tập Cận Bình và chính phủ Trung Quốc sẽ làm những gì họ quan tâm".

Nên đọc
Theo VnReview
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo