Tìm hiểu lễ cưới của dân tộc Si La ở Lai Châu
Đồng bào dân tộc Si La là một trong những dân tộc ít người của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Trong các nghi lễ truyền thống của người Si La, đám cưới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong tập tục chu kỳ đời người được lưu truyền đến ngày nay.
Cũng giống như lễ cưới của nhiều dân tộc khác, trong lễ cưới của người Si La cũng có một số bước như: Dạm hỏi, dạm ngõ, lễ cưới,… Trước ngày cưới, gia đình làm cơm mời ông mối là người già có uy tín trong bản về giúp đỡ gia đình. Ông mối là người thay mặt cho gia đình nhà trai đến thưa chuyện, bàn bạc các công việc liên quan đến đám cưới với họ nhà gái như: ngày chính thức đón dâu, những lễ vật mà nhà gái yêu cầu nhà trai đáp ứng. Trong ngày tổ chức đám cưới, ông mối lại là người chủ trì hôn lễ, giúp gia đình chuẩn bị lễ vật, xử lý các tình huống xảy ra trong ngày cưới, thực hiện các nghi lễ theo phong tục truyền thống của dân tộc mình.
Đồ lễ chuẩn bị cho Lễ cưới gồm: Một con gà, 2 bát gạo nếp, 2 quả trứng,1 chai rượu, 1 bát nước, 1 cái cân tiểu li, 1 chiếc vòng cổ và 5 đồng bạc.
Sáng sớm, ông mai đại diện cho nhà trai sang nhà gái để dạm ngõ và thống nhất chọn ngày tổ chức Lễ cưới. Ông mai đại diện nhà trai nói với mẹ cô gái: “Hôm nay ngày lành tháng tốt, trai lớn dựng vợ gái lớn gả chồng, hai đứa đã lớn bằng cây nứa đầu khe, bằng cây tre đầu bản. Hai đứa đã tìm hiểu nhau từ lâu, nay tôi đến để cùng bà bàn ngày dạm ngõ và tổ chức lễ cưới cho hai chúng nó, bà có đồng ý không”. Mẹ cô dâu nói: “Bên nhà ông đã chọn được ngày tốt thế thì cứ làm như vậy đi”.
Sau khi dạm ngõ xong, em gái chú rể cùng bạn bè của cô dâu đến đưa cô dâu đi từ biệt xóm làng, vừa đi cô dâu vừa khóc. Sau đó, đưa cô dâu vào rừng để làm lễ nhập họ nhà trai.
Sáng tinh mơ, từ rừng trở về mọi người đi thành hang ngang, cô dâu đi giữa đến cửa nhà trai thì dừng lại. Lúc này, thầy cúng bảo chú rể và mẹ chú rể chuẩn bị lễ cúng gồm một con gà nướng, một quả trứng luộc, một gói xôi, một bát nước lã, một cái thìa để báo cáo với tổ tiên. Ông thầy cúng nói: “Hỡi tổ tiên hôm nay ngày lành tháng tốt , gia đình ta chính thức nhận thêm một thành viên mới, từ nay sẽ là dâu của nhà mình, mong tổ tiên phù hộ và chứng giám”.
Sau đó, mẹ chú rể mang ra cho cô dâu một vòng cổ, một vòng tay và một bộ váy áo mới. Mẹ chú rể đeo vòng tay, vòng cổ cho cô dâu vừa đeo vừa nói: “Nhà mẹ nghèo lắm không có gì cho con chỉ có chiếc vòng tay, vòng cổ và bộ áo rách cho con”.
Tiếp đó, mọi người đứng xung quanh để cô dâu thay bộ váy áo mới, cuốn khăn ngay trước cửa nhà. Chú rể từ trong nhà bước ra tay cầm xôi, tay cầm trứng, tay phải chéo qua tay trái đưa ra chạm tay cô dâu rồi đưa cô dâu bước vào nhà.
Mọi người tham dự Lễ cưới ngồi xung quanh mâm, thầy cúng xé thịt gà cho cô dâu ăn và nói: “Bây giờ mày đã chính thức làm dâu nhà họ này kể từ nay mày phải nghe theo…” rồi thầy cúng quay sang nói với mọi người thủ tục đã xong, hai đứa đã chính thức là vợ chồng, chúng ta hãy cùng nhau ăn uống và nhảy múa.
Đối với đồng bào Si La, trong đám cưới không thể thiếu những bài hát chúc phúc và cả những điệu múa vui nhộn, điều này làm cho đám cưới không chỉ mang ý nghĩa mừng vui cho hai gia đình, cho đôi vợ chồng trẻ mà còn thực sự là một sinh hoạt văn hoá mang tính chất cộng đồng. Những điệu múa với động tác múa tuy không phong phú nhưng có ý nghĩa đặc sắc và mang đậm dấu ấn văn hoá tộc người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Rầm rộ loạt tin nhắn riêng tư của Đàm Vĩnh Hưng và vợ chồng Bích Tuyền, nội dung gây rúng động MXH
Phản ứng của Đàm Vĩnh Hưng khi đối diện cáo buộc trốn thuế, tống tiền, hôn nhân với vợ cũ bị nghi ngờ
Lộ khoảnh khắc Vũ Khắc Tiệp sánh đôi cùng gái lạ sau khi ‘chia tay’ Ngọc Trinh
Gia đình tỷ phú bị đe dọa, gặp ‘biến’ sau khi kiện Đàm Vĩnh Hưng, đã tìm ra kẻ đứng sau mọi chuyện
Phan Như Thảo phải cắt túi mật vì giảm cân sai cách, thừa nhận sai lầm vì đẹp mà bất chấp
Ông xã hơn 17 tuổi khiến Khánh Vân “ngã ngửa” bởi hành động bất ngờ sau hôn lễ