“Đại chiến” Vinasun - Grab: Grab khẳng định không gây thất thu thuế
“Đại chiến” Vinasun - Grab: Vinasun chưa cung cấp đủ chứng cứ khởi kiện / 'Đại chiến' Vinasun-Grab: Bác yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của Grab
Chiều ngày 22/10, HĐXX TAND TP.HCM tiếp tục xét xử ngày thứ tư vụ án đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam – đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Vinasun (gọi tắt là Vinasun) và Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Grab).
Trong phiên xét xử chiều nay, HĐXX đưa ra những câu hỏi xoay quanh việc ai quyết định việc tăng giảm giá cước và thưởng phạt tài xế.
Về vấn đề này, phía Grab cho biết, hiện đơn vị quyết định giá cước là do Hợp tác xã đưa ra, Grab chỉ có chức năng thực hiện thông báo đến Hợp tác xã. "Đây là do lập trình thuật toán có sẵn. Các thuật toán dự đoán tất cả các yếu tố phát sinh, chương trình dựa trên trí tuệ nhân tạo", đại diện Grab nói.
Toàn cảnh phiên tòa Vinasun kiện Grab (Ảnh: ĐL).
Về chi phí kết nối của mỗi cuốc xe, đại diện Grab cho rằng, vấn đề này không giống nhau, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có địa điểm và thời gian. "Chi phí kết nối khác nhau trong lĩnh vực công nghệ như dữ liệu người dùng tăng lên, hệ thống vận hành ngày càng nhiều hơn, từ đó không thể xác định chi phí kết nối", đại diện Grab trình bày.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa phiên tòa về điều kiện đăng ký chạy Grab, ông Jerry Lim - đại diện Grab cho rằng, trước tiên tài xế làm việc với bên vận tải theo Nghị định 86/2014 của Chính phủ. Sau đó, tài xế cung cấp các giấy tờ và ký hợp đồng với Hợp tác xã để đăng ký hoạt động tại tỉnh, thành mà họ chọn. Ngoài ra, khi đăng ký chạy Grab, tài xế phải cung cấp thêm một số thông tin cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe và giấy tờ chứng minh sở hữu xe. Tất cả tài liệu này đủ thì Grab mới đào tạo sử dụng tài khoản.
Về vấn đề đơn vị nào đứng ra quản lý các tài xế, đại diện Grab cho rằng, Hợp tác xã là đơn vị quản lý, Grab chỉ trợ giúp Hợp tác xã trong việc quản lý. "Thông qua ứng dụng công nghệ, chúng tôi chỉ hỗ trợ Hợp tác xã kết nối và quản lý các tài xế", phía Grab cho hay.
Trước việc Vinasun tố Grab cũng như Uber trước kia về cách mạng công nghiệp 4.0, học thuyết kinh tế chia sẻ, lợi dụng Quyết định 24 của Bộ Giao thông Vận tải để buôn bán với nhau, làm méo mó thị trường... Phía Grab phản đối những luận điểm phía Vinasun nêu ra. Đại diện Grab cũng đề nghị Vinasun có cách nhìn khách quan hơn về kinh tế chia sẻ và sự cần thiết công nghệ 4.0 trong thời điểm hiện nay.
Đại diện phía Vinasun (bìa phải) tại tòa sơ thẩm (Ảnh: ĐL).
Theo Vinasun, nguyên nhân là do Grab không tuân thủ pháp luật, có những hành vi sai phạm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hãng taxi Vinasun. Việc này Grab phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho Vinasun.
Trình bày trước HĐXX, đại diện của Vinasun vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng, Grab có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, Vinasun viện dẫn nhiều luận điểm chứng minh cho hành vi vi phạm của Grab gây thiệt hại cho Vinasun.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé