11.000 tỷ đồng hỗ trợ COVID-19 đã đến với người dân khó khăn
Lâm Đồng: Số phận người lao động trong Khu du lịch Quỷ Núi ra sao, khi vừa hoạt động vài ngày đã phải đóng cửa? / Hà Giang: VMG khảo sát hỗ trợ xây dựng điểm trường Suối Thầu, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, chưa có thời điểm nào, tỷ lệ thất nghiệp cao như giai đoạn này. Các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động gia tăng, nhất là khu vực du lịch, dịch vụ, hàng không, ăn uống… chịu ảnh hưởng lớn.
Đã giải ngân hơn 11.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì dịch COVID-19. Ảnh minh họa.
Quy mô lao động từ trên 55 triệu người xuống còn khoảng 52 triệu. Bên cạnh sự đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu... còn kèm theo tình trạng sản xuất ra hàng hóa nhưng không xuất khẩu được, dẫn đến cắt giảm lao động.
Bộ LĐ-TB&XH đã tập trung triển khai gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng. Cơ bản, các địa phương đã khẩn trương rà soát, lên danh sách và chi trả trực tiếp đến các nhóm đối tượng thụ hưởng. Hiện đã giải ngân hơn 11.000 tỷ đồng.
Với việc thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch như chống giặc nhưng vừa ưu tiên để ổn định khôi phục, phát triển kinh tế, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đang thực hiện hàng loạt các chương trình từ kích cầu kinh tế, tới các gói an sinh để hỗ trợ.
Do đó, theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, sau thực hiện giãn cách xã hội, thị trường lao động Việt Nam phục hồi trở lại rất nhanh. Dự báo thị trường lao động Việt Nam quý III sẽ tốt hơn, đạt mức khoảng 55,4 triệu người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng
Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông tại Long An
Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
An Giang bàn giải pháp phát huy giá trị chiến lược của kênh Vĩnh Tế
EVNCPC triển khai chương trình ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’
Giải pháp năng lượng xanh cho Đồng bằng sông Cửu Long