Ai rẻ thì đi, ngại gì kiện tụng
“Đại chiến” Vinasun - Grab: Vinasun chưa cung cấp đủ chứng cứ khởi kiện / 'Đại chiến' Vinasun-Grab: Bác yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của Grab
Kể từ khi vào Việt Nam cách đây hơn 4 năm, Grab đã có một bước đi vững chắc trên thị trường Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Sau đó, với thương vụ sáp nhập Uber vào Grab hồi tháng 3-2018 mới đây, gần như Grab “vô đối” trên thị trường taxi giá rẻ.
Vì sao dám khẳng định Grab có giá rẻ? Mới đây, trang iPrice đã đưa ra một bảng giá so sánh về mức cước của ba loại hình phương tiện tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để xem mức giá ở đâu rẻ nhất. Kết quả cho thấy, mức giá đắt hay rẻ tùy thuộc vào quốc gia và quãng đường đi. Mức giá này không được tính thêm các khoản phụ thu (ví dụ như thời gian chờ, giờ cao điểm…) thường có trong cách tính phí của Uber và Grab.
Theo nghiên cứu của iPrice, tại thị trường Việt Nam, đa phần taxi Grab có giá taxi rẻ hơn taxi truyền thống (ảnh TL).
Singapore và Việt Nam là hai nước có cước phí đi taxi đắt nhất tại Đông Nam Á. Theo đó, để đi 5km taxi, người dân tại hai nước này có thể phải trả mức phí cao nhất lần lượt là 7 USD và 3,5 USD. Trong khi cùng quãng đường, người dân Indonesia chỉ phải trả 1,5 USD.
Còn với quãng đường dài hơn (20km), Uber cũng là loại hình taxi có giá cước rẻ nhất tại Indonesia (4,6 USD), Malaysia (5,1 USD), Thái Lan (4,5 USD) và Việt Nam (7,6 USD). Trong khi đó, tại Philippines và Singapore, giá Grab rẻ hơn hai loại hình còn lại, với mức giá lần lượt là 5,7 USD và 11,6 USD.
Thái Lan là nước có cước đi 20km rẻ nhất khu vực với 4,5 USD, còn Singapore có cước phí đắt nhất với 16,2 USD cho 20km đường đi.
Theo iPrice, dữ liệu về chi phí quãng đường và thời gian được thu thập thông qua các website chính thức của hãng Grab, Uber và các cơ quan Chính phủ.
Trong phần trích nguồn, giá taxi truyền thống của Việt Nam được tính dựa trên bảng giá của website "dichungtaxi.com".
Như vậy, có thể khẳng định giá taxi Grab tại Việt Nam đa phần rẻ hơn taxi truyền thống (trong đó có Vinasun), trừ giờ cao điểm, lễ, tết... Rẻ thì đương nhiên đối thủ không thích, nhưng khách hàng lại được lợi.
Chưa biết phán quyết của tòa sẽ thế nào. Nhưng, cho dù có thắng hay thua tại phiên sơ thẩm, Grab hay Vinasun vẫn có quyền kháng cáo lên phúc thẩm. Án phúc thẩm mới có hiệu lực pháp luật buộc các bên phải thi hành.
Nhưn,g chuyện thắng thua cũng không quan trọng. Vấn đề nếu Grab có giá rẻ, phục vụ khách hàng tốt... thì đương nhiên khách sẽ lựa chọn. Nếu giả sử một ngày nào đó, xuất hiện một hãng taxi CP nào đó (Cheap Price – giá rẻ) hơn Grab thì đương nhiên khách hàng lại “bỏ rơi” Grab mà thôi.
Giá rẻ, phục vụ khách hàng tốt, cạnh tranh lành mạnh... thì dĩ nhiên khách hàng sẽ lựa chọn. Đó là quy luật muôn đời của thị trường. Còn “ngủ quên trên chiến thắng”, dù là Vinasun hay Grab, không sớm thì muộn cũng bị khách hàng tẩy chay mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất