Tin tức - Sự kiện

Bài 1: Bảo vật quốc gia Tượng Bồ tát Tara đang bị thiếu hai pháp khí quan trọng

DNVN - Bảo vật quốc gia Tượng đồng Bồ tát Tara ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang bị thiếu 2 pháp khí quan trọng cầm ở hai tay của pho tượng. Vậy hai hiện vật quý giá của quốc gia này đang lưu lạc ở đâu? Doanh nghiệp Việt Nam đăng loạt ba bài viết làm rõ quá trình đưa hai pháp khí quan trọng về để hoàn thiện vẻ đẹp hoàn mỹ của Trượng đồng.

Đà Nẵng: Khắc phục vi phạm hành lang bảo vệ đường dây điện cao áp khi thi công tuyến đường vành đai phía Tây / Lễ hội “Chào năm mới 2021”: Đà Nẵng đã sẵn sàng chào đón du khách trở lại bình an và ấn tượng!

LTS - Ngày 01/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận Tượng Bồ tát Tara bằng đồng (Laskmindra- Lokesvara) là Bảo vật quốc gia. Hiện pho tượng này đang được Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng bảo quản, đồng thời trưng bày phiên bản phục vụ khách tham quan.

Bảo vật quốc gia Tượng đồng Bồ tát Tara thu hút khách tham quan không chỉ ở vẻ đẹp của những đường nét chạm trổ tinh tế. Song Bảo vật quý giá này đang bị thiếu 2 pháp khí quan trọng cầm ở hai tay của pho tượng. Vậy hai hiện vật quý giá của quốc gia này đang lưu lạc ở đâu? Doanh nghiệp Việt Nam đăng loạt ba bài viết làm rõ về quá trình đưa hai pháp khí quan trọng về để hoàn thiện vẻ đẹp hoàn mỹ của Tượng đồngBồ tát Tara.

Tượng đồng Bồ tát Tara - Bảo vật quốc gia hiện được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng...

Tượng đồng Bồ tát Tara - Bảo vật quốc gia hiện được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng...

Theo các tư liệu, bức tượng được một người nông dân tình cờ phát hiện vào năm 1978 tại làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Lúc được tìm thấy, bức tượng ở độ sâu chừng 1,5m trong tư thế nằm ngửa, đầu quay về hướng Tây, chân quay về hướng Đông. Phía trên bức tượng phủ nhiều đất cùng các lớp gạch vụn. Xung quanh bức tượng có một lớp gạch hình tròn đường kính khoảng 1,50m.

Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương (Hội Khảo cổ học Việt Nam) xác định thêm, tượng đồng Bồ tát Tara được phát hiện vào tháng 8/1978 và được công bố lần đầu năm 1979 trên tạp chí Khảo cổ học Laksmindra -Lokesvara là danh hiệu của Phật viện (vihara) xuất hiện trong minh văn của vua Indravarman II, trị vì khoảng năm 875 Công nguyên, phát hiện tại di tích Phật viện Đồng Dương và danh hiệu này đã được lấy làm tên gọi cho pho tượng đồng.

Tượng Bồ tát Tara được xem là tác phẩm bằng đồng lớn nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm đến thời điểm hiện tại với chiều cao 129,3cm; có niên đại từ thế kỷ IX, thuộc văn hóa Chăm Pa. Hiện khách đến tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có thể chiêm ngưỡng phiên bản của Bảo vật quốc gia này được khắc họa trong tư thế đứng thẳng, trang nghiêm mà mỹ miều.

Tượng có cổ cao ba ngấn, thân hình cân đối với eo thon, bộ ngực căng đầy để trần, hai bàn tay giơ ra phía trước. Vị Bồ tát Tara mặc một loại sà-rông hai lớp kéo dài từ thắt lưng xuống đến gần mắt cá chân bó sát thân mình với những đường xếp ly lượn sóng sắc sảo, mềm mại. Tóc tết thành nhiều tết nhỏ búi ngược lên trên và chia làm hai tầng; tầng tóc bên trên đội chiếc mũ Jatamukuta cổ điển, phía trước mũ có hình Phật A-Di-Đà nhỏ ngồi xếp bằng.

Tượng Bồ tát Tara được khắc với sống mũi cao, thẳng, nhọn ở đầu mũi, miệng rộng, môi dày, vành môi sắc nét toát lên nét nhân chủng Chăm. Khuôn mặt rộng, cằm ngắn, hàm vuông, đôi lông mày rậm, giao nhau của bức tượng ánh lên vẻ trang nghiêm, trí tuệ nhưng không kém phần dịu dàng, thuần khiết, bao dung. Phía trước trán tượng khắc một hình thoi lõm sâu, được gọi là Huệ nhãn. Hai hàng lông mày được khắc sâu nối liền nhau qua gốc mũi.

Đôi bàn chân trần của bức tượng mang hình dáng của “bàn chân Siva” truyền thống. Các ngón chân thon dài và phần móng được cắt gọt gọn gàng, đơn sơ, chân thực và toát lên phong cách tạo tượng phóng khoáng, hiện đại.

Tượng Bồ tát Tara bằng đồng được đúc hoàn chỉnh với một kỹ thuật đúc đặc biệt, không có vết khuôn đúc; đặc biệt là có những phần lõm để nạm ngọc và kim loại quý trên trán. Trong các cuộc triển lãm quốc tế, pho tượng này luôn được coi là hiện vật quan trọng, điểm nhấn của cuộc triển lãm

hiện bị thiếu mất hai pháp khí quan trọng là Hoa sen và Con ốc cầm ở hai tay của tượng!

hiện bị thiếu mất hai pháp khí quan trọng là Hoa sen và Con ốc cầm ở hai tay của tượng!

Đây là hiện vật tiêu biểu, đặc trưng cho việc thờ Bồ tát tại Phật viện Đồng Dương và là hiện vật tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật quan trọng của điêu khắc Chămpa cổ - phong cách Đông Dương, một phong cách mang đậm bản sắc bản địa và nhiều tính sáng tạo trong giai đoạn phát triển là đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa.

Hiện vật này được đúc hoàn chỉnh với một kỹ thuật đúc đặc biệt, không có vết khuôn đúc, đặc biệt có những phần lõm để nạm ngọc và kim loại quý trên trán. Trong các cuộc triển lãm quốc tế, pho tượng này được coi là hiện vật quan trọng, điểm nhấn của cuộc triển lãm

Đặc biệt, theo các chuyên gia, Tượng Bồ tát Tara thu hút khách tham quan không chỉ ở vẻ đẹp của những đường nét chạm trổ tinh tế mà còn bởi hai pháp khí cầm ở hai tay của pho tượng hiện đang bị thiếu mất. Các pháp khí này mang ý nghĩa đặc trưng tôn giáo của Vương quốc Champa thời kỳ Indarvarman II. Đó là sự tồn tại song song nhưng giao hòa lẫn nhau của Phật giáo và Ấn giáo.

Cụ thể, hai pháp khí đang bị thiếu gồm một Hoa sen gắn ở tay phải và một Con ốc gắn ở tay trái. Pháp khí Hoa sen nở gồm 5 cánh đều đặn ôm gọn sát một bát sen tròn bên trong. Hoa sen này tượng trưng cho sự tinh khiết, trí tuệ, tình yêu thương, sự sinh sôi nảy nở. Pháp khí Con ốc biển có chiều cao 7,2cm tượng trưng cho sự chủ trì mọi âm thanh, là vũ khí để thanh lọc, tập hợp, ban phát niềm hy vọng cho mọi loài vật trên thế gian.

Như đã nêu trên, pho tượng đồng Bồ tát Tara được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia hồi năm 2012. Đây là một trong bốn Bảo vật quốc gia (gồm Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ Sơn E1, Tượng Bồ tát Tara và Đài thờ Đồng Dương) hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Vấn đề là hai pháp khí quan trọng của Tượng đồng Bồ tát Tara đang bị thiếu mất là Hoa sen và Con ốc hiện ở đâu, và có thể đưa trở về Bảo tàng Điêu khắc Chăm để khôi phục nguyên gốc, đảm bảo sự toàn vẹn cho Bảo vật quốc gia này hay không?

Xin mời bạn đọc tiếp tục theo dõi ở bài 2.

Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm