Tin tức - Sự kiện

Bãi bỏ lương cơ sở, đề xuất thay thế bằng "mức tham chiếu"

Chính phủ mới đây đã đề xuất thay "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu" trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.

5 khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc / Đà Nẵng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Không còn "mức lương cơ sở" từ 1/7/2024 để tính BHXH

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, liên quan việc thay thế "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu" trong dự thảo Luật,Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định bãi bỏ "mức lương cơ sở" khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Như vậy, theo lộ trình thực hiện, từ 1/7/2024, sẽ không còn "mức lương cơ sở" để làm căn cứ điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.

Bãi bỏ lương cơ sở, đề xuất thay thế bằng mức tham chiếu - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Nội dung này chưa được dự liệu đầy đủ khi Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp 6 nên trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, qua nhiều lần đề nghị, ngày 15/5/2024, tại Báo cáo số 234/BC-CP, Chính phủ mới đề xuất thay "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu" trong dự thảo Luật. Theo đó, dự thảo Luật đã được bổ sung giải thích thuật ngữ "Mức tham chiếu" tại khoản 12 Điều 4 và sửa đổi, bổ sung tại 14 điều, khoản khác.

Theo Điều 4: Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội.

Do đây là nội dung mới được đặt ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá tác động và nghiên cứu bổ sung một số nội dung sau trong dự thảo Luật:

- Nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu trong dự thảo Luật, theo hướng bảo đảm tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 28-NQ/TW;

- Quy định giao Chính phủ hằng năm báo cáo Quốc hội về việc xây dựng và tổ chức thực hiện mức tham chiếu này đối với các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

- Quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW để hài hòa với khu vực Nhà nước sau cải cách tiền lương, bảo đảm mọi người lao động khi về già có mức lương hưu đủ sống, không thấp hơn mức sống tối thiểu;

 

- Chỉ đạo việc rà soát bổ sung đầy đủ quy định điều khoản chuyển tiếp trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến "mức lương cơ sở" để ban hành hoặc trình ban hành quy định mới.

Liên quan quy định về lương hưu, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh, quy định tại Điều 76 và Điều 77 của dự thảo Luật chỉnh lý liên quan trực tiếp đến hàng triệu người đã, đang và sẽ hưởng lương hưu. Do đó, UBTVQH cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo trong bối cảnh cải cách tiền lương và cần đánh giá kỹ tác động đối với người hưởng lương hưu ở các thời điểm khác nhau, trong các khu vực, lĩnh vực khác nhau.

Cần nghiên cứu tính toán, điều chỉnh lại "mức tham chiếu"

Tham gia ý kiến về quy định này, đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum) cho rằng, theo báo cáo của Chính phủ, mức tham chiếu tính bảo hiểm xã hội được tính bằng 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2024, thay thế cho mức lương cơ sở để thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định tại luật năm 2014 và để thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định của luật sửa đổi này.

Bãi bỏ lương cơ sở, đề xuất thay thế bằng mức tham chiếu - Ảnh 3.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum)

 

Tuy nhiên, dựa theo dự kiến từ ngày 1/7 tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%, đại biểu đề nghị cần có sự đánh giá một cách toàn diện và kỹ càng hơn về vấn đề này.

"Sau cải cách tiền lương thực tế thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2024 trở đi đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đều tăng, do vậy cần nghiên cứu tính toán, điều chỉnh lại mức tham chiếu tính bảo hiểm xã hội cho phù hợp hơn" – đại biểu Phước cho biết.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh) cũng cho rằng để tính mức đóng, mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cần một mức tiền lương cố định làm cơ sở tính toán.

"Mức tham chiếu là chỉ sự thay đổi, sẽ khó áp dụng hay xác định dự toán kế hoạch về bảo hiểm xã hội trung hạn. Bên cạnh đó, báo cáo chưa làm rõ nguyên tắc xác định mức tham chiếu, việc xây dựng mức tham chiếu được thực hiện như thế nào" – đại biểu Thơ nói.

Bãi bỏ lương cơ sở, đề xuất thay thế bằng mức tham chiếu - Ảnh 4.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương)

 

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) thì đánh giá mức tham chiếu do Chính phủ quy định để tính mức đóng, mức hưởng chế độ bảo hiểm và mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, của Quỹ bảo hiểm xã hội.

"Quy định như vậy theo tôi rất kịp thời và đồng bộ với việc chúng ta dự kiến cải cách tiền lương vào tháng 7 tới đây và một số yêu cầu về mức tham chiếu được đưa ra trên chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng kinh tế cũng rất phù hợp" – bà Nga phát biểu.

Để đảm bảo quyền lợi của người hưởng các chế độ bảo hiểm, đại biểu đoàn Hải Dương cho rằng nên xem xét quy định ở trong luật định kỳ thời gian để điều chỉnh mức tham chiếu. Ví dụ, như chu kỳ hằng năm hoặc chu kỳ 2 năm một lần. Việc quy định kỳ điều chỉnh mức tham chiếu sẽ nâng cao tính trách nhiệm của các cơ quan và đảm bảo xem xét quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người được thụ hưởng thường xuyên, kịp thời. Khi đến hạn định kỳ điều chỉnh thì có thể xem xét điều chỉnh cho phù hợp, có thể là cao hơn, có thể thấp hơn nhưng cũng có thể là vẫn bằng với mức đang đóng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm