Bé 1 tuổi cấp cứu do cha mẹ rửa mũi nhầm bằng cồn 90 độ
Thêm 1 trẻ sơ sinh chào đời với lớp sừng dày, nứt thành kẽ sâu / Nguyên nhân gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh?
Các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình vừa cấp cứu bệnh nhi B.D.K., 1 tuổi, ở TP. Hoà Bình bịviêm phổi do rửa mũi nhầm bằng cồn 90 độ.
BS Đặng Vũ Minh Huyền cho biết, trước khi vào viện 3 giờ, bé K. được gia đình dùng xi lanh y tế hút 20ml dung dịch nước muối sinh lý để bơm rửa mũi.
Tuy nhiên, sau bơm rửa, trẻ quấy khóc nhiều bất thường, người nhà kiểm tra lại mới phát hiện đã bơm nhầm dung dịch cồn 90 độ vào mũi trẻ nên nhanh chóng rửa lại mũi bằng nước sạch rồi chuyển vào viện cấp cứu trong tình trạng chảy nước mũi nhiều, mũi 2 bên đỏ, ho nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.
Bác sĩ khám lại sức khoẻ cho bé K. Ảnh: Nguyễn Tuyết
Sau thăm khám, bác sĩ kết luận trẻ bị viêm phổi, men gan tăng nhẹ. Sau 6 ngày điều trị theo phác đồ, hiện trẻ đã qua cơn nguy kịch, sức khoẻ ổn định, có thể ra viện trong 1-2 ngày tới.
BS Huyền cảnh báo, việc rửa nhầm cồn vào mũi trẻ vô cùng nguy hiểm, có thể gây bỏng niêm mạc mũi tại chỗ, gây viêm phổi, ngộ độc cồn nếu hít lượng cồn lớn. Nhiều trẻ sau những tai nạn như trên còn bị sang chấn tâm lý, sợ hãi mỗi khi bị rửa mũi.
Theo BS Huyền, hầu như tháng nào khoa Nhi cũng tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc, tai nạn do sơ xuất của người lớn. Phổ biến nhất là nhỏ nhầm cồn vào mũi, uống nhầm dầu máy khâu, dầu hỏa thắp đèn... do đựng vào vỏ chai nước ngọt…
Riêng kỹ thuật vệ sinh rửa mũi cho trẻ, BS Huyền khuyến cáo các cha mẹ không nên tự ý thực hiện.
“Việc dùng xi lanh bơm trực tiếp nước muối để rửa mũi cho trẻ có tạo áp lực cao gây tổn thương niêm mạc mũi nhiều hơn, viêm ngược lên tai giữa, bên cạnh đó đó đầu xi lanh còn có thể gây chảy máu, trầy xước niêm mạc mũi trẻ”, BS Huyền cảnh báo.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng từng tiếp nhận trường hợp bị ngừng thở do tự ý rửa mũi, một số trường hợp khác bị co thắt thanh, khí quản khiến trẻ khó thở cấp tính, thiếu oxy nghiêm trọng do nước mũi tràn vào thanh quản, khí quản.
Do đó, nếu trẻ bị sổ mũi sau 4-5 ngày không đỡ kèm theo sốt, ho có đờm, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để được tư vấn, điều trị kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời điểm bão Yinxing đổ bộ vào Biển Đông, xuất hiện ngay trong tuần này?
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Đà Nẵng: Giải ngân vốn đầu tư công gặp hai bất cập lớn